Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Răng - Hàm - Mặt » Nguyên nhân gây ra mòn cổ răng

Cao Linh Răng - Hàm - Mặt Đã hỏi: Ngày 30/03/2021

Nguyên nhân gây ra mòn cổ răng

Chào bác sĩ, dao gần đây cháu soi gương phát hiện chân răng bị mòn, thường xuyên bị ê buốt, bác sĩ giải thích tình trạng này và cho hướng xử lý giúp cháu với ạ! Cảm ơn bác sĩ!

0 bình luận 2.276 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái - Trưởng khoa Răng Hàm Mặt Đã trả lời: Ngày 30/03/2021
Răng - Hàm - Mặt

Chào Linh, theo vấn đề bạn mô tả thì bạn đang gặp phải tình trạng mòn cổ chân răng.

Đây tình trạng tổ chức cứng ở vùng cổ của răng bị mất đi. Tổ chức cứng của răng gồm men và ngà răng. Mòn cổ răng có thể mất đi lớp men hoặc cả lớp men và ngà răng.

Khi men và ngà răng bị mất đi, chúng sẽ không được thay thế lại một cách tự nhiên.

Nguyên nhân gây ra mòn cổ răng

Khác với các bệnh lý của răng là thường do vi khuẩn, nguyên nhân gây mòn cổ răng chủ yếu xuất phát từ thói quen vệ sinh răng miệng thiếu khoa học và chế độ ăn uống không hợp lý của người bệnh.

– Đánh răng sai cách: việc đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải cứng chà sát lên bề mặt răng sẽ làm tổ chức cứng của răng bị mài mòn đi nhanh chóng. Việc chải răng theo hướng ngang cũng làm cho lợi dễ tụt xuống thấp, lộ chân răng, vị trí cổ răng đến chân răng chỉ có lớp ngà răng phủ, không có lớp men răng cứng bảo vệ nên khi lợi tụt, cổ răng dễ bị mòn và tốc độ mòn sẽ nhanh hơn.

– Giữ vệ sinh răng miệng không sạch: thức ăn còn lại bám trên mặt răng phần sát lợi và ở kẽ răng, lâu ngày thức ăn sẽ biến thành môi trường có tính acid gây mòn cổ răng.

– Thói quen sử dụng những thực phẩm quá chua trong một thời gian liên tục.

– Tiếp xúc với acid và nước ngọt có ga: thống kê cho thấy rằng: công nhân tiếp xúc với hơi và bụi nước có tính acid (sản xuất ắc-qui chì,…) có mòn cổ răng trầm trọng. Nước ngọt có gas như cocacola, sprite,… có tính acid thấp cũng dễ gây mòn cổ răng.

Răng mọc lệch, chen chúc: lợi phủ ở răng mọc lệch mỏng hơn ở các răng khác nên lợi dễ bị tụt và mòn cổ răng.

– Khớp cắn không bình thường.

– Răng bị chịu lực uốn ở phần cổ răng không đáng có do nhiều nguyên nhân.

– Thói quen nhai, nghiền đồ ăn.

– Yếu tố di truyền: gây rối loạn hình thành tổ chức cứng của răng, làm cho răng “mềm “ hơn và răng dễ bị mòn.

– Bệnh lý toàn thân hay chịu tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh.

Chữa mòn cổ răng như thế nào?

Các chuyên gia nha khoa đều đánh giá rằng mòn cổ răng chữa được và không khó. Việc chữa trị chỉ thật sự khó giải quyết khi tình trạng ăn mòn phá hủy nhiều tổ chức răng, gây chết tủy, nhiễm trùng cuống răng hay gãy răng. Do vậy, ngay khi phát hiện cổ răng có dấu hiệu bị mòn, răng ê buốt, bạn cần nhanh chóng đến gặp nha sĩ để được điều trị sớm.

–  Ở giai đoạn đầu: mòn cổ răng là khe nhỏ hoặc to hơn có hình chữ V nhưng chưa ảnh hưởng đến tủy răng. Chữa trị là: nha sĩ sẽ loại bỏ hết tổ chức bệnh, dùng vật liệu hàn răng tương thích với tổ chức răng và có màu giống với màu của răng để lấp kín khe hở. Việc hàn răng vừa bù vào phần răng đã mất, bảo vệ răng, loại bỏ ê buốt răng, vừa đảm bảo thẩm mỹ cho hàm răng.

–  Ở giai đoạn sau: khi tủy răng đã bị ảnh hưởng gây đau đớn, viêm nhiễm vùng cuống răng hay gãy ngang thân răng. Điều trị là: chữa tủy răng, tạo lại thân răng bằng chất hàn và răng cần được bọc lại bằng chụp để bảo vệ răng.

Một số gợi ý giúp bạn phòng ngừa mòn cổ răng

– Bạn nên thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày: dùng bàn chải đánh răng có lông mềm; dùng kem đánh răng có Fluor để chải răng; chải răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn; chải răng chậm và nhẹ nhàng, không chà mạnh lên mặt răng; chải sạch ở mặt trong, mặt ngoài và mặt trên cùng của tất cả các răng. Việc chải răng đúng cách sẽ giúp làm sạch răng, xoa bóp nhẹ nhàng vùng lợi sát răng giúp tăng lưu thông máu cho lợi, làm lợi khỏe mạnh mà không gây tụt lợi. nhưng chỉ chải răng không là chưa đủ. Kết hợp chải răng đúng cách và dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch các kẽ răng là phương pháp làm sạch răng hiệu quả nhất.

– Bạn nên tránh ăn vặt, ăn nhiều các đồ ăn cứng, dai.

– Bạn nên hạn chế dùng đồ ăn quá chua, ngọt, có gas.

– Bạn nên hỏi kỹ bác sĩ điều trị của bạn về tác dụng phụ của thuốc đối với răng, tiết nước bọt trong miệng,…

– Bạn nên tự lên lịch khám răng định kỳ 6 tháng một lần để loại bỏ cao răng, mảng bám trên mặt răng và có những điều chỉnh thích hợp cho hàm răng của mình.

– Bạn nên tuân thủ các lời khuyên của nha sĩ.

 

Hi vọng bài viết này đã phần nào giải đáp được câu hỏi của bạn đưa ra, chúc bạn luôn mạnh khỏe, thành công!

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Câu hỏi liên quan
  • Có nên niềng răng cửa thưa không?

    Chào bác sĩ. Tình trạng răng của em không được tốt lắm, hai răng cửa mọc thưa nhau nhìn rất mất thẩm mỹ. Không biết em có nên niềng răng để khắc phục không ạ?

  • Bí quyết để răng nướu luôn chắc khỏe

    Chào bác sĩ. Tôi nghe nói càng lớn tuổi tình trạng răng miệng càng lão hóa, dễ mắc các bệnh về răng nướu. Vậy có cách nào để bảo vệ răng nướu luôn chắc khỏe không ạ?

  • Thẩm mỹ răng có hại gì không?

    Chào các bác sĩ . Hàm dưới của em răng bị mọc lệch nhìn rất mất thẩm mỹ. Để che đi khuyết điểm này, em thường không dám cười hở răng. Em đang có ý định đi thẩm mỹ răng. Xin hỏi bác sĩ, thẩm mỹ răng có hại gì không?

  • Hôi miệng khi ngủ dậy: Nguyên nhân và cách xử lý

    Chào bác sĩ! Tối nào trước khi đi ngủ, em cũng đánh răng sạch sẽ và không ăn uống thêm bất cứ thứ gì. Thế nhưng sáng thức dậy, miệng em vẫn có mùi hôi khó chịu. Xin hỏi bác sĩ, nguyên nhân dẫn đến hôi miệng khi ngủ dậy là gì?

  • Khám răng trẻ em tại hệ thống Y tế Thu Cúc TCI có tốt không?

    Chào bác sĩ. Con gái của tôi hiện 6 tuổi. Tình trạng răng của cháu gần đây không tốt lắm, có biểu hiện đau nhức nên tôi muốn đưa cháu đi kiểm tra và cũng để rèn luôn thói quen kiểm tra định kỳ. Bác sĩ tư vấn giúp tôi địa chỉ khám răng định kỳ uy tín với

  • Lấy cao răng có bị nhiễm HIV không?

    Chào bác sĩ! Tôi vừa đi lấy cao răng cách đây không lâu tại một phòng khám nha khoa gần nhà. Trong quá trình lấy cao răng, tôi bị đau và chảy máu chân răng. Tôi đang rất lo lắng có thể bị nhiễm các bệnh lây qua đường máu như HIV chẳng hạn. Xin hỏi bác sĩ, lấy cao răng có bị nhiễm HIV không?

  • Niềng răng hô có đau không, có hiệu quả không?

    Chào bác sĩ! Con gái tôi năm nay 15 tuổi. Cháu bị hô vẩu răng hàm trên, nhìn rất mất thẩm mỹ. Ngoài đi học, cháu rất ít ra ngoài vì tự ti với hàm răng hô vẩu của mình. Tôi đang muốn đưa con đi niềng răng để lấy lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho hàm răng của con. Xin hỏi bác sĩ, niềng răng hô có đau không? Tính thẩm mỹ đạt được sau khi niềng răng như thế nào?

  • Niềng răng 1 hàm trên niềng răng có hiệu quả không?

    Chào bác sĩ! Răng hàm trên của tôi bị vẩu, chìa ra ngoài rất nhiều so với hàm dưới, nhìn rất mất thẩm mỹ. Tôi nghe nói niềng răng có thể giúp chữa hô vẩu răng. Xin hỏi bác sĩ, niềng răng có hiệu quả không? Tôi muốn niềng răng 1 hàm trên thì có được không?

  • Cách điều trị đau buốt răng nghiêm trọng kèm sút cân

    Chào bác sĩ! Tôi bị đau buốt răng hàm do sâu gần 2 tuần nay chưa đỡ. Những cơn đau răng buốt lên tận óc khiến tôi vô cùng khổ sở. Tôi hầu như không ăn, không ngủ được, sút cân một cách trầm trọng. Không chỉ bị đau răng buốt tận óc, hơi thở của tôi còn có mùi hôi khó chịu nữa. Tôi đang rất lo lắng! Xin hỏi bác sĩ, làm cách nào để chữa trị dứt điểm các cơn đau răng buốt tận óc này?

  • Cách chữa hôi miệng do bệnh dạ dày

    Chào bác sĩ. Em có tiền sử bệnh đau dạ dày. Em đã đỡ một thời gian nhưng dạo gần đây có dấu hiệu đau lại kèm theo hôi miệng. Không biết hôi miệng có phải do đau dạ dày không và làm sao để điều trị ạ?

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital