Lịch tiêm ngừa cho trẻ phòng ngừa bệnh sởi được bố mẹ đang rất quan tâm hiện nay. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm tăng đột biến trong thời gian gần đây, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Trong bài viết này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này và cách phòng ngừa nhé!
Menu xem nhanh:
1. Bệnh sởi gây nguy hiểm cho trẻ như thế nào?
Sởi là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua đường hô hấp gây ra bởi virus sởi. Mặc dù hiện nay tỷ lệ mắc sởi đã giảm nhưng đây vẫn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi.
Qua đường hô hấp từ dịch tiết mũi họng của người bị nhiễm Những giọt nước nhỏ chứa siêu vi sởi từ người bệnh khi ho, hắt hơi, nói chuyện có thể bắn ra không khí và bị hít vào hoặc rơi xuống các bề mặt xung quanh. Người khác tiếp xúc và chạm vào những bề mặt này, sau đó chạm vào mũi hoặc miệng có thể bị lây nhiễm.
Các triệu chứng thường xuất hiện sau 10 đến 12 ngày tiếp xúc với virus, bao gồm: sốt, ho khan, chảy nước mũi, mắt đỏ và nổi những đốm nhỏ màu xanh trắng bên trong miệng. Sau đó, người bị bệnh có thể phát ban, thường bắt đầu trên mặt và lan rộng xuống cơ thể. Các vết ban có thể gây ngứa và bắt đầu phai dần sau khoảng 1 tuần.
Bệnh sởi có thể gây biến chứng nghiêm trọng như mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh suy giảm miễn dịch.
Tiêm vắc xin phòng sởi là biện pháp tốt nhất và thông dụng để giúp trẻ ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm do virus sởi gây ra.
2. Một số lưu ý quan trọng khi phòng sởi cho trẻ
2.1 Lịch tiêm ngừa sởi cho trẻ
Vắc xin sởi hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại, được sản xuất dưới dạng vắc xin đơn hoặc vắc xin kết hợp như: sởi – Rubella, sởi – quai bị – Rubella.
Tại phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI cung cấp cả vắc xin sởi đơn và vắc xin sởi kết hợp, cụ thể:
– Mvvac (Việt Nam) là vắc xin sởi đơn, tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên
– Priorix (Bỉ/ GSK) phòng sởi – quai bị – rubella, tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên.
Lịch tiêm bao gồm 3 mũi: Mũi đầu tiên vào lúc 9 tháng, mũi 2 tiêm sau 3-6 tháng kể từ mũi 1 và mũi 3 tiêm sau 4 năm kể từ mũi 2.
– MMR-II (Mỹ/ MSD) phòng sởi – quai bị – Rubella, tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên
Lịch tiêm bao gồm 2 mũi: Mũi 1 khi trẻ đủ 12 tháng và mũi 2 tiêm vào 4 năm sau.
Vắc xin sởi khi đưa vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể để tạo ra hệ thống miễn dịch.
Tất cả những ai chưa có miễn dịch với sởi đều đối diện nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ do không có miễn dịch từ mẹ và chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa từng mắc sởi. Do đó, bố mẹ cần tuân thủ lịch tiêm của trẻ, tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng sởi để góp phần kiểm soát dịch sởi gia tăng, đạt tỷ lệ bảo vệ cao nhất và có miễn dịch bền vững suốt đời.
2.2 Hiệu quả phòng bệnh khi tuân thủ lịch tiêm ngừa sởi cho trẻ
Tiêm vắc xin phòng sởi không đảm bảo bảo vệ trẻ hoàn toàn khỏi bệnh sởi. Tuy nhiên, vắc xin sởi rất hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh, đặc biệt khi được tiêm đủ 2 mũi theo lịch tiêm chủng. Hai liều vắc xin sởi có hiệu quả khoảng 97% trong việc ngăn ngừa bệnh sởi ở những người đã được tiêm đủ từ 1 tuổi đến 12 tuổi. Mũi thứ 2 cũng là cơ hội tạo miễn dịch cho những trường hợp không có đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm mũi thứ nhất.
Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ nhỏ người tiêm vắc xin vẫn có thể mắc bệnh sởi, nhưng các triệu chứng nhẹ hơn và không có các biến chứng nghiêm trọng. Điều này cho thấy việc tiêm vắc xin sởi là biện pháp quan trọng nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh và làm giảm sự lây lan của dịch bệnh.
2.3 Một số trường hợp không nên tiêm vắc xin sởi
– Trẻ đang điều trị xạ trị, hay đang mắc các tình trạng suy giảm miễn dịch bẩm sinh, chẳng hạn như bệnh AIDS thì không nên tiêm vắc xin sởi.
– Không nên tiêm vắc xin sởi cho trẻ đã từng phản ứng nghiêm trọng với liều tiêm trước đó hoặc có phản ứng với các thành phần của vắc xin.
– Trẻ đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch liều cao không nên tiêm vắc xin sởi. Ngoài ra, trẻ mắc các bệnh lý nặng khác cần được xem xét kỹ trước khi tiêm, bác sĩ chuyên khoa là người đưa quyết định trẻ có nên tiêm phòng sởi trong trường hợp này hay không?
3. Các biện pháp phòng ngừa sởi hiệu quả
Bên cạnh tiêm vắc xin sởi, mỗi cá nhân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đẩy để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh và lây lan ra cộng đồng.
– Giữ vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch, nhất là sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh sởi.
– Cần hạn chế tiếp xúc với những người bị sốt, hoặc có các triệu chứng của bệnh.
– Thực hiện vệ sinh môi trường: Lau chùi các bề mặt tiếp xúc thường xuyên, đặc biệt là những nơi có khả năng chứa vi khuẩn sởi như tay nắm cửa, bàn ghế, vật dụng cá nhân.
– Trẻ chưa đủ tuổi tiêm ngừa hoặc khi có dịch sởi bùng phát cần hạn chế tiếp xúc nơi có dịch hoặc tập trung đông người để tránh nguy cơ nhiễm bệnh.
– Tuân thủ biện pháp cách ly khi cần thiết khi nghi ngờ mắc bệnh sởi: Cần hạn chế tiếp xúc với mọi người trong vòng 7 ngày kể từ khi phát ban để ngăn ngừa việc lây lan bệnh. Đồng thời, người bệnh cần điều trị, xử trí kịp thời để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là những thông tin về lịch tiêm ngừa cho trẻ phòng bệnh sởi và những lưu ý quan trọng. Bố mẹ nên cho con chủng ngừa theo khuyến cáo và thực hiện các biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Liên hệ ngay phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để tiêm phòng sởi cho bé và cho cả gia đình.