Chào anh Tuấn, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Với câu hỏi của anh, tôi xin phép được giải đáp như sau.
Có thể nói, các loại rau củ quả luôn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên, đối với người bị tiểu đường thì việc ăn rau gì sẽ phải được cân nhắc cẩn thận hơn để tránh rủi ro về sức khỏe.
Sau đây là những tiêu chí chọn rau củ có lợi cho tình trạng sức khỏe của anh:
– Rau củ có chỉ số đường huyết (GI) thấp: Rau chân vịt, rau cần tây, bắp cải, măng tây, bông cải xanh, bông cải trắng (súp lơ), đậu xanh, rau diếp, cà tím, ớt chuông…
– Rau củ có hàm lượng nitrat cao: Rau diếp, rau cần tây, rau xà lách rocket, củ cải đường (hoặc nước ép củ cải đường), cây đại hoàng…
– Rau củ giàu protein: Cải bó xôi, măng tây, cải mù tạt xanh, bắp cải Brussels, bông cải xanh, bông cải trắng (súp lơ), rau cải thìa…
– Rau củ quả giàu chất xơ: Cà rốt, củ dền, bông cải xanh, bông atiso, bắp cải Brussels, đậu Hà Lan, trái bơ, chuối…
Ngoài ra, tôi xin gợi ý một số mẹo nhỏ giúp anh ăn rau đúng cách, kiểm soát đường huyết của mình là:
– Nên ăn đa dạng các loại rau củ quả để tránh ngán, cũng như giúp cơ thể được bổ sung đầy đủ các loại vitamin và cân bằng các chất dinh dưỡng.
– Thêm chất béo có lợi khi chế biến các món rau: Để tránh tăng cân hoặc làm mức đường huyết tăng đột biến thì anh nên lựa chọn những chất béo không bão hòa lành mạnh thay vì chất chất béo bão hòa như mỡ động vật hay thịt chế biến sẵn.
– Nên ăn rau trước các thực phẩm khác trong bữa ăn: Việc này sẽ giúp đường huyết của anh không bị tăng cao sau khi ăn.
Trên đây là những thông tin mang tính chất tham khảo. Để có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, anh vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chúc anh luôn khỏe mạnh!