Chào bạn!
Xét nghiệm khí máu thường được chỉ định thực hiện ở khu vực động mạch. Xét nghiệm khí máu động mạch có tác dụng trong việc đo nồng độ oxi và C02 trong máu ở động mạch, để xem khả năng đưa khí O2 vào máu và thải C02 diễn ra có bình thường không, vì thế mẫu máu dùng cho xét nghiệm phải được lấy từ động mạch.
Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm xét nghiệm khí máu khi có các triệu chứng mất cân bằng acid, diễn tiến theo chiều hướng xấu, dẫn đến các tình trạng khó thở hoặc thở gấp.
Xét nghiệm khí máu đôi khi cũng được thực hiện đồng thời với các xét nghiệm mức cân bằng của điện giải, xét nghiệm đường máu, xét nghiệm chức năng của thận…để giúp bác sĩ có được chẩn đoán chính xác tình trạng mà người bệnh đang gặp phải.
Các chỉ số mà xét nghiệm khí máu mang lại bao gồm: Chỉ số trực tiếp là PO2, Pco2, PH; Chỉ số tính toán HCO3, BB, BE, Beecf, CO2T, AaDPO2 và các chỉ số toán đồ Qs/QT,VD/VT.
Khí máu thường là dấu hiệu thể hiện những bất thường liên quan đến tình trạng thừa toan (thừa độc acid). Những điều này có thể gặp trong trường hợp phổi không hoạt động tốt hoặc do tích tụ toan từ nguyên nhân chuyển hóa, mô thiếu oxy. Nếu được chẩn đoán là rối loạn khí máu động mạch thì bệnh nhân sẽ được điều trị, phác đồ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên hiện tượng rối loạn.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc: Xét nghiệm khí máu là gì? Hy vọng đã giúp bạn tìm kiếm được những thông tin cần thiết. Chúc bạn luôn vui khỏe!