Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Khám sức khỏe » Khi bị tăng huyết áp mà không thực hiện điều trị thì có sao không?

Minh Tiến Khám sức khỏe Đã hỏi: Ngày 06/07/2023

Khi bị tăng huyết áp mà không thực hiện điều trị thì có sao không?

Chào bác sĩ, đôi khi tôi bị tăng huyết áp, tuy nhiên sau đó cũng không có triệu chứng gì thêm và không thực hiện điều trị. Liệu như vậy có bị ảnh hưởng gì không ạ?

0 bình luận 409 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Bác sĩ CKI Phạm Hồng Vân Đã trả lời: Ngày 06/07/2023
Khám sức khỏe

Chào anh Tiến, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Với thắc mắc của anh, chúng tôi xin phép được giải đáp như sau:

Huyết áp cao khiến thành động mạch phải chịu áp lực quá tải, nhiều cơ quan quan trọng bị tổn thương. Tăng huyết áp càng để lâu thì tổn thương càng lớn, dẫn đến tổn thương nặng các cơ quan đích và gây các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, phình tách thành động mạch chủ, suy tim, suy thận … thậm chí dẫn đến tử vong.

Vì vậy, việc theo dõi và điều trị huyết áp có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần duy trì lâu dài. Trước hết, anh Tiến cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra lại toàn bộ sức khỏe và tình trạng huyết áp hiện tại của bản thân. Từ đó bác sĩ sẽ cho anh những lời khuyên để chăm sóc sức khỏe và kê thuốc điều trị phù hợp với tình trạng hiện tại của anh. Nếu có mong muốn kiểm tra sức khỏe, anh Tiến có thể tham khảo Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để khám sức khỏe với chất lượng dịch vụ y tế tốt nhất.

Ngoài ra, khi ở nhà anh Tiến hoàn toàn có thể theo dõi huyết áp của mình ở nhà bằng máy đo huyết áp. Khi huyết áp tăng quá cao thì cần sử dụng thuốc theo liều lượng mà bác sĩ đã kê.

Bên cạnh đó, khi bị tăng huyết ap, anh Tiến cũng cần lưu ý chế độ sinh hoạt để kiểm soát mức huyết áp tốt hơn. Cụ thể như sau:

– Cần dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi điều độ, tránh lo âu, làm việc quá sức, căng thẳng thần kinh và bị lạnh đột ngột.

– Tăng cường các hoạt động thể chất như đi bộ, tập các bài tập vận động vừa phải 30 – 60 phút mỗi ngày.

– Khuyến khích ăn nhóm thực phẩm giàu chất xơ: gạo lứt, rau xanh, quả chín. Nên ăn quả chín dạng miếng/múi, không ép/xay hay vắt lấy nước để tăng cường chất xơ. Nên ăn các loại thực phẩm nhiều acid béo omega 3.

– Không nên ăn mỡ, nội tạng động vật, các loại sản phẩm chế biến sẵn: cá hộp, thịt muối, dưa cà muối, các món kho, rim, muối, các loại nước sốt, nước chấm mặn…

– Không uống các loại đồ uống có cồn: bia, rượu…

Trên đây là câu trả lời cũng như là gợi ý của chúng tôi cho câu hỏi của anh Tiến.

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Câu hỏi liên quan
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital