Khuôn mặt, sức khỏe răng miệng liệu khác biệt như thế nào khi chúng ta niềng răng? Với công nghệ mô phỏng hiện nay, người bệnh khi xem xét lộ trình niềng răng đã được giải thích và giới thiệu về những thay đổi này. Vậy, thực tế, sự thay đổi của chúng ta sẽ như thế nào? Hãy cùng TCI khám phá và xem những hình ảnh niềng răng trước và sau thủ thuật để hiểu rõ hơn về quy trình này.
Menu xem nhanh:
1. Giới thiệu về niềng răng và quy trình niềng răng
1.1. Niềng răng/Chỉnh nha
Niềng răng/chỉnh nha là một điều trị nha khoa nhằm sắp xếp, di chuyển các răng về đúng vị trí mong móng trên hàm một cách ngay ngắn đều đặn nhằm cải thiện về thẩm mỹ và chức năng răng. Với niềng răng, vẻ mặt của chúng ta sẽ hài hòa hơn, các cơ hàm hoạt động chức năng hơn và các răng ăn khớp với nhau tốt hơn.
Theo các bác sĩ Răng Hàm Mặt TCI, quá trình niềng răng với mỗi người có thể kéo dài khác nhau. Trong đó, thời gian trung bình thường là 18 đến 24 tháng hoặc hơn thế. Quá trình này có thể can thiệp vào cả xương hàm, xương ổ răng,… có thể làm thay đổi cả khuôn mặt và có những biến chuyển tích cực về sức khỏe răng miệng với chúng ta.
1.2. Quy trình niềng răng
Niềng răng là một quá trình lâu dài với lộ trình được tính toán khoa học với từng trường hợp. Thông thường, quy trình niềng răng được thực hiện như sau:
1.2.1. Với niềng răng mắc cài
– Bước 1: Trước khi niềng răng, bạn cần được bác sĩ nha khoa khám tổng quát các vấn đề răng miệng cũng như các vấn đề sức khỏe toàn thân để đảm bảo bạn đủ điều kiện thực hiện niềng răng. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tiến hành chụp Xquang toàn cảnh mặt thẳng và sọ nghiêng (Panorama, cephalometric), lấy dấu 2 hàm đánh dấu mức độ sai lệch của răng.
– Bước 2: Dựa trên kết quả khám lâm sàng và phim chụp, phương pháp niềng, lộ trình niềng, thời gian dự kiến,… sẽ được đưa ra phù hợp với bạn. Khi đó, bác sĩ sẽ tư vấn về kế hoạch chỉnh nha, các loại mắc cài, chi phí cho trường hợp niềng răng riêng của bạn.
– Bước 3: Xử lý các vấn đề răng miệng và chuẩn bị gắn mắc cài: lấy cao răng, hàn răng và xử trí các bệnh lý răng miệng trước chỉnh nha; chụp ảnh ngoài mặt; chụp hình răng trong miệng: thẳng, nghiêng và tiến hành đặt chun tách khe
– Bước 4: Gắn mắc cài và đi dây theo lộ trình
– Bước 5: Tư vấn chế độ ăn, chế độ vệ sinh trong suốt quá trình chỉnh răng cùng lịch hẹn hàng tháng theo kế hoạch chỉnh nha
– Bước 6: Sau thời gian niềng răng, bác sĩ kết thúc chỉnh nha bằng cách tháo mắc cài, lấy cao răng. Sau quá trình này, người bệnh cần dùng hàm duy trì ít nhất 01 năm
– Bước 7: Tái khám sau chỉnh nha với các mốc 3 – 6 – 9 – 12 tháng
1.2.2. Với niềng răng trong suốt không mắc cài Invisalign
Quy trình niềng răng phương pháp Invisalign có chút khác biệt so với niềng răng mắc cài. Việc lấy mẫu dấu răng ở phương pháp này sử dụng máy quét 3S để tạo ra dấu răng chính xác trước khi tạo chuỗi khay niềng trong suốt ứng với các thời gian dự kiến trong lộ trình phục hồi của phương pháp. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách đeo, tháo khay niềng này. Đồng thời, bạn cần đảm bảo đeo niềng đúng thời gian quy định tối thiểu trong ngày từ bác sĩ.
2. Thay đổi khi niềng răng trước và sau thực hiện
2.1. Khuôn mặt niềng răng trước và sau thủ thuật
Bạn có thể nhận thấy khá rõ sự thay đổi về ngoại hình sau niềng răng:
– Cải thiện sự cân đối: Răng lạc chỗ có thể khiến khuôn mặt mất cân đối, niềng răng giúp di chuyển răng về vị trí chính xác, giúp khuôn mặt trở nên cân đối và hài hòa hơn.
– Nụ cười đẹp hơn: Răng đều đặn, thẳng hàng giúp nụ cười trở nên rạng rỡ và tự tin hơn.
– Gương mặt thon gọn hơn: Trong một số trường hợp, niềng răng có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa các răng, làm cho khuôn mặt thon gọn hơn.
– Cải thiện đường nét khuôn mặt: Răng khểnh hoặc hô có thể khiến môi và má bị nhô ra, niềng răng giúp cải thiện đường nét khuôn mặt, tạo cảm giác thanh tú và trẻ trung hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, mức độ thay đổi về khuôn mặt của mỗi người sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ sai lệch của răng, cấu trúc khuôn mặt mỗi người, phương pháp niềng răng được lựa chọn,…
2.2. Tình trạng sức khỏe răng miệng do niềng răng trước và sau thủ thuật
Sau quá trình niềng răng, bạn có thể cảm nhận rõ rệt:
– Cải thiện khả năng ăn nhai: Răng đều đặn giúp thao tác nhai dễ dàng và hiệu quả hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa.
– Dễ dàng vệ sinh răng miệng: Răng đều đặn, không có khe hở giúp việc vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn, giảm nguy cơ sâu răng và bệnh nha chu.
– Sức khỏe răng miệng tốt hơn: Niềng răng giúp loại bỏ các nguyên nhân gây ra các vấn đề về răng miệng như răng mọc chen chúc, răng khểnh, hô móm,… Do đó, niềng răng giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Ngoài ra, sau niềng răng, chúng ta thường tự tin giao tiếp hơn vì đã sở hữu cho mình hàm răng đều đặn, khỏe mạnh. Đây cũng là điều mà nhiều người niềng răng hướng đến.
3. Một số lưu ý khi niềng
Cần lưu ý một số vấn đề sau để việc niềng răng đạt hiệu quả cao và nhanh chóng:
– Lựa chọn cơ sở răng hàm mặt uy tín, hiện đại với đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm để niềng răng.
– Thực hiện vấn đề vệ sinh răng miệng, ăn uống, tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ.
– Duy trì thời gian đeo hàm tối thiểu (ít nhất 22h mỗi ngày với hàm trong suốt Invisalign), thời gian đeo khay, thời gian thay khay, siết mắc cài, đeo hàm duy trì,…. theo chỉ định.
– Dùng dụng cụ vệ sinh răng miệng phù hợp khi niềng răng.
– Tái khám theo đúng lịch hẹn.
Nhìn chung, chúng ta niềng răng trước và sau khi thực hiện thủ thuật sẽ có những sự thay đổi tích cực nếu quá trình niềng răng đạt hiệu quả tốt. Để đạt được điều đó, ngay từ đầu, hãy lựa chọn cho mình một cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ kinh nghiệm để an tâm thực hiện các thủ thuật trong quá trình niềng răng theo đúng lộ trình. Bên cạnh đó, đừng để vấn đề răng lệch, răng sai khớp cắn trở thành những điểm yếu trên khuôn mặt của mình. Bạn nên niềng răng sớm để hiệu quả nhanh, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bản thân. Đồng thời, trong quá trình niềng răng, cần thực hiện hiện việc vệ sinh, bổ sung dinh dưỡng phù hợp, tái khám định kỳ để luôn an tâm và đảm bảo hiệu quả niềng răng.