Chào anh Lâm, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến Hệ thống y tế Thu Cúc TCI. Với câu hỏi anh đã đặt ra, chúng tôi xin phép được trả lời như sau:
Dệt may là ngành nghề tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bệnh nghề nghiệp cũng như an toàn lao động. Người lao động thường xuyên phải làm việc trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại như bụi vải, tiếng ồn,…. vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên cần được doanh nghiệp quan tâm.
Các bệnh lý nghề nghiệp thường gặp ở người lao động trong ngành dệt may bao gồm:
– Bệnh về da liễu: Do môi trường làm việc chứa nhiều bụi vải, bụi từ máy móc, hóa chất nhuộm công nghiệp, người lao động trong ngành dệt may thường gặp một số bệnh về da liễu như sạm da, viêm da chàm tiếp xúc, dị ứng, viêm loét da, viêm móng,…
– Bệnh điếc: Nguyên nhân gây ra điếc ở người lao động trong ngành may là do phải tiếp xúc với môi trường tiếng ồn vượt quá quy chuẩn cho phép trong khoảng thời gian dài. Tiếng ồn bắt nguồn từ máy móc như máy may, máy dệt,… là nguyên nhân trực tiếp gây ra căn bệnh này.
– Bệnh bụi phổi: Đây là căn bệnh phổ biến của người lao động trong ngành dệt may. Bụi phổi là căn bệnh rất dễ mắc và khó chữa.
– Bệnh xương khớp: Do đặc thù nghề nghiệp, người lao động hầu như phải ngồi làm việc liên tục bên máy may công nghiệp. Việc phải ngồi lâu trong một tư thế, tay chân phải hoạt động không được nghỉ ngơi, người lao động ngành may có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan tới xương, khớp.
Với những bệnh lý được liệt kê ở trên, anh Lâm có thể cân nhắc các danh mục khám sức khỏe định kỳ phù hợp để có thể kiểm tra toàn diện sức khỏe của công nhân viên.
Dưới đây là một số gợi ý danh mục khám bệnh anh có thể tham khảo:
– Khám da liễu chuyên sâu để kiểm tra tình trạng da liễu của người lao động.
– Để kiểm tra các bệnh bụi phổi, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm đo chức năng hô hấp, xét nghiệm công thức máu, chụp X-quang tim phổi, test phục hồi phế quản,…
– Để phòng các bệnh liên quan đến thính lực, doanh nghiệp có thể tham khảo: đo thính lực đơn âm, đo nhĩ lượng, chụp X-quang xương chũm, phản xạ cơ bàn đạp, ghi đáp ứng thính giác thân não.
– Kiểm tra các bệnh xương khớp thông qua chụp X-quang khớp cổ tay, khuỷu tay, khớp vai, soi mao mạch, nghiệm pháp lạnh, đo ngưỡng cảm nhận rung, cảm nhận đau.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi của anh Lâm, mong rằng câu trả lời phần nào có thể giải đáp thắc mắc cho anh trong công tác tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ nhân viên!