Chào bạn,
Trước hết, chúc mừng bạn vì bạn đã có một phần nhận thức đúng. Người có tiền sử bị viêm gan B, C có khả năng mắc ung thư gan khá cao. Và để phát hiện sớm, điều trị kịp thời tránh bệnh chuyển nặng và khó khăn trong việc cứu chữa, y học luôn khuyến cáo mỗi người nên tầm soát ung thư định kỳ 1-2 lần/năm.
Khi cơ thể con người có khối u, sẽ làm tăng nồng độ một loại chất trong máu. Người ta gọi là chất chỉ điểm ung thư hay dấu ấn ung thư. Đối với ung thư gan, chất chỉ điểm là AFP. Nồng độ AFP trên 200 ng/ml thì có thể bạn đã mắc ung thư gan. Và việc xét nghiệm để đo nồng độ AFP trong máu là bước quan trọng trong quy trình tầm soát ung thư gan.
Tuy nhiên, bạn cần xác định rõ: Chỉ xét nghiệm AFP đơn lẻ thì không thể cho ra kết quả sàng lọc ung thư gan chính xác. AFP trong máu tăng cao có thể bởi 03 lý do khác như:
– Phụ nữ mang thai mà thai nhi có khả năng dị tật
– Một số bệnh gan khác như viêm gan, xơ gan,…
– Một số bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng, ung thư tinh hoàn,…
Ngoài ra, nếu ung thư gan ở giai đoạn đầu, khi chưa có biểu hiện rõ, rất có thể chưa đủ làm nồng độ AFP tăng. Việc chỉ xét nghiệm dẫn tới tình trạng thiếu dữ liệu để bác sĩ kết luận bệnh, kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả gây sai lầm khi đưa phác đồ điều trị. Và đương nhiên bạn không thể điều trị đúng bệnh trong trường hợp này.
Do đó, bạn nên thực hiện tầm soát ung thư gan theo gói khám đầy đủ danh mục. Khi xét nghiệm, nếu thấy AFP cao, bác sĩ sẽ có cơ sở nghi ngờ, chỉ định bạn thực hiện thêm các bước chuyên sâu, để có thể đưa ra kết quả sàng lọc chuẩn xác nhất, bắt đúng bệnh, chữa đúng cách.
Để được tư vấn chi tiết hơn về các gói tầm soát ung thư gan, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp tới số hotline 1900558892
Cảm ơn bạn!