Chào bạn,
Ung thư nghề nghiệp đã được biết đến từ 1775. Ngày nay, ung thư nghề nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và tính mạng của công nhân ở các nước phát triển và đang phát triển.
Những nguyên nhân gây ung thư là do công nhân hàng ngày phải tiếp xúc với những yếu tố như: hoá chất, phóng xạ, tia tử ngoại… ngoại trừ những trường hợp ung thư nghề nghiệp cấp tính khi tiếp xúc một lần nhưng với liều rất cao. Đa số ung thư do tiếp xúc hàng ngày với một liều lượng rất nhỏ, lên ảnh hưởng có thể xuất hiện sau một thời gian dài tiếp xúc hoặc khi ngừng tiếp xúc một thời gian dài. Có những trường hợp tiếp xúc với amiăng sau 20 -30 năm mới xuất hiện ung thư phổi và sau 30-40 năm mới xuất hiện ung thư màng phổi.
Việt Nam theo một nghiên cứu cho thấy tổng số 17.281 bệnh nhân ung thư và điều trị, có 1.088 bệnh nhân là công nhân ( chiếm 6,3%) trong đó: ung thư khoang miệng là 27,6%, ung thư tổ chức tạo huyết 9,3%, ung thư phổi 9,3%, ung thu bộ phận sinh dục 11,3%… nhưng ở nghiên cứu này chưa đưa ra được nguyên nhân của các bệnh nhân ung thư trên và cũng không xác định được công việc trực tiếp và yếu tố lao động của những bệnh nhân đó vì trong bệnh án không có mục khai thác tiến sử tiếp xúc nghề nghiệp và cũng không có hồ sơ về quá trình lao động và tiếp xúc nghề nghiệp của những bệnh nhân đó.
Hiện nay ở nước ta chưa có một nghiên cứu nào đánh giá về tình trạng ung thư nghề nghiệp. Và cũng chưa có một hệ thống nào theo dõi được ung thư ở công nhân có tiếp xúc nghề nghiệp với các yếu tố có khả năng gây ung thư. Ung thư nghề nghiệp chưa được đền bù hoặc bảo hiểm.
Ung thư nghề nghiệp là một bệnh có thể phòng tránh được cho công nhân bằng các biện pháp phòng hộ tại nơi sản xuất và các giải pháp kỹ thuật; dây truyền sản xuất, bố trí máy móc, thiết kế sao cho công nhân tránh phải tiếp xúc với hoá chất độc hoặc các yếu tố gây ung thư. Nếu có thể phải thay thế các chất độc đối với công nhân bằng các chất không độc…ĐẶC BIỆT, người lao động phải được khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm để ngăn chặn kịp thời nguy cơ mắc bệnh.