Chào bạn!
Với câu hỏi của bạn tôi xin được giải đáp như sau:
Các chuyên gia về sức khỏe cho rằng, mỗi công việc đều mang tới những nguy cơ tiềm ẩn riêng biệt. Những nguy cơ này phụ thuộc rất nhiều vào tính chất công việc đó. Nếu bạn làm việc văn phòng, việc tiếp xúc nhiều với máy tính, ngồi lâu và ít vận động dễ dẫn đến các bệnh về thoái hóa xương khớp, mỡ máu,… Công nhân lao động nặng lại dễ gặp phải các bệnh về thính lực và thị lực, hô hấp, xương khớp,…
Vì vậy, việc người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe định kỳ và khám sức khỏe nghề nghiệp là điều hết sức cần thiết. Điều này không chỉ giúp người lao động thực sự nắm bắt trạng thái sức khỏe của mình, mà còn giúp công ty có sự sắp xếp, phân công lao động thích hợp với khả năng và tình trạng sức khỏe, đảm bảo kết quả công việc.
Tổ chức khám định kỳ sức khỏe không chỉ là một hình thức đánh giá và kiểm tra mức độ phù hợp của lao động mà còn là cách công ty, doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đúng chuẩn mực với người lao động. Ngoài ra, đây cũng là một trong nhiều cách giúp bảo vệ và phát triển nguồn nhân vững chắc cho công ty.
Việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công ty nói chung và cá nhân nói riêng là trách nhiệm của mỗi công ty, tập thể phải thực hiện với sức khỏe của người lao động. Do vậy việc duy trì hay tổ chức các đợt khám sức khỏe định kỳ không chỉ dừng lại là mong muốn của người lao động, nó còn đã và đang trở thành nhu cầu chung của rất nhiều công ty trên cả nước.
Theo quy định, doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động hàng năm phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công ty tối thiểu là 1 lần/năm. Với những lao động có tích chất công việc nặng nhọc, nguy hiểm, dễ ảnh hưởng tới sức khỏe thì ngoài tham gia vào các đợt khám sức khỏe định kỳ, đồng thời thực hiện khám bệnh nghề nghiệp ít nhất 2 lần/năm.