Chào bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi tới Hệ thống Y tế Thu Cúc. Tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Với các bệnh liên quan đến tiêu hóa ở trẻ nhỏ, trong đó có kiết lỵ và tiêu chảy là hai bệnh dễ mắc và khiến nhiều bậc cha mẹ nhầm lẫn nhất vì có những biểu hiện bệnh khá giống nhau như đau bụng, đi ngoài phân lỏng, đi nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, hai bệnh này vẫn có một vài điểm khác biệt rõ rệt mà bố mẹ cần lưu ý:
– Triệu chứng: ngoài triệu chứng giống nhau như trên, tiêu chảy làm trẻ nôn trớ nhiều, đổ mồ hôi, sốt, chán ăn còn bị kiết lỵ đau bụng, phân có thể xuất hiện chất nhầy kèm theo máu, luôn có cảm giác mót rặn. Khá giống với biểu hiện của con bạn.
– Nguyên nhân mắc bệnh: tiêu chảy hay do vi khuẩn E.coli, Rotavirus, vi khuẩn tụ cầu, tả gây ra, có kiết lỵ là bệnh nhiễm trùng đường ruột, do trực khuẩn Shigella hoặc do ký sinh trùng đơn bào entamoeba histolytica.
– Biến chứng: Trẻ bị kiết lỵ gặp nhiều biến chứng hơn so với tiêu chảy. Tiêu chảy kéo dài trẻ bị suy dinh dưỡng, còn kiết lỵ, việc rặn nhiều sẽ dẫn đến sa hậu môn, viêm đa dây thần kinh, nặng hơn còn có thể bị thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa.
– Chăm sóc, điều trị: cách chăm sóc chung là chọn những món ăn nhạt, ít dầu mỡ để dễ tiêu hóa, chọn thực phẩm hạn chế đi ngoài như gạo, bánh mì, đậu phụ, thịt nạc,…
Trẻ bị tiêu chảy thường sẽ tự khỏi sau vài ngày chỉ cần chú ý bổ sung nước và chất điện giải. Còn với bệnh kiết lỵ, ngay khi thấy trẻ có các dấu hiệu đặc trưng của bệnh, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để theo dõi và điều trị, tránh tình trạng bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn.
Phụ huynh cần có những kiến thức cơ bản để phân biệt giữa tiêu chảy và kiết lỵ ở trẻ em. Vì vậy, để tìm được chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời cần cho trẻ đến thăm khám với các bác sĩ chuyên gia để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ.