Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Khám sức khỏe » Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh phổi trắng

Minh Quân Khám sức khỏe Đã hỏi: Ngày 13/12/2023

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh phổi trắng

Chào bác sĩ, mình có chút thắc mắc về bệnh lý phổi trắng, không biết bệnh lý này có thể xuất hiện ở những đối tượng nào? Mong nhận được giải đáp sớm, xin cảm ơn!

0 bình luận 519 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Tiến sĩ, Bác sĩ CKI Nguyễn Đức Hoan Đã trả lời: Ngày 13/12/2023
Khám sức khỏe

Xin chào anh Minh Quân,

Cảm ơn anh đã đặt và gửi câu hỏi tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Với câu hỏi của anh, TCI xin được giải đáp như sau:
Nguy cơ mắc một số tình trạng phổi bị màu trắng kể trên nếu thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố sau:

– Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá: Có thể gây ra bệnh phổi vì làm tổn thương đường thở và các túi khí nhỏ (phế nang) trong phổi của bạn. Các tổn thương phổi do hút thuốc như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính. Là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp ung thư phổi.

– Sự thay đổi thất thường của thời tiết: Thời tiết có thể khiến người bệnh dễ mắc phải những bệnh lý đường hô hấp, điển hình như tình trạng ho khan, ho có đờm kéo dài, viêm phổi, viêm phế quản… Nếu tình trạng này tái diễn nhiều lần và không được điều trị dứt điểm thì sẽ là điều kiện thuận lợi để gây ra tình trạng phổi màu trắng.

– Ô nhiễm môi trường đang sinh sống: Hít phải chất ô nhiễm trong không khí có thể gây kích ứng đường thở và có thể gây khó thở, ho, thở khò khè, các cơn hen suyễn và đau ngực. Tiếp xúc với ô nhiễm không khí khiến bạn có nguy cơ bị ung thư phổi, đau tim, đột quỵ,…

Để tránh được những nguy cơ mắc bệnh lý phổi trắng, anh Quân cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho lá phổi:

– Từ bỏ việc hút hoặc tránh bị hút thuốc lá thụ động

– Hoạt động thể chất để giúp tăng cường tim và phổi hoạt động hiệu quả hơn. Hoạt động thể chất cũng có thể làm giảm nguy cơ chấn thương hoặc bệnh phổi.

– Giảm ô nhiễm không khí trong nhà bằng cách đảm bảo nơi sống và làm việc được thông gió tốt và được làm sạch thường xuyên để ngăn ngừa sự tích tụ của các chất gây dị ứng, bụi và nấm mốc.

– Đề phòng bệnh cúm theo mùa và viêm phổi, hãy tiêm phòng cúm hàng năm. Bạn có thể tham khảo bác sĩ về vắc xin ngừa bệnh viêm phổi.

– Sử dụng thiết bị bảo hộ nếu bạn làm việc trong ngành có nguy cơ tiếp xúc với bụi, silic, chất gây dị ứng, khói hóa chất hoặc ô nhiễm không khí trong nhà hoặc ngoài trời khác.

– Chủ động khám và tầm soát sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những mầm mống bệnh nguy hiểm và có cơ hội can thiệp điều trị bệnh kịp thời.

Nếu còn bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào khác, xin liên hệ tới số điện thoại 1900 5588 92 để được giải đáp thêm!

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Câu hỏi liên quan
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital