Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Khám sức khỏe » Dấu hiệu của bệnh tiểu đường như thế nào?

Vũ Trường Giang Khám sức khỏe Đã hỏi: Ngày 21/12/2023

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường như thế nào?

Xin chào Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Tôi là một người rất thích ăn đồ ngọt nên tôi lo lắng rằng sẽ mắc bệnh tiểu đường. Tôi muốn hỏi là làm sao để phát hiện được bệnh tiểu đường? Tôi xin cảm ơn.

0 bình luận 104 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú Tạ Quang Mậu Đã trả lời: Ngày 21/12/2023
Khám sức khỏe

Xin chào chú Giang. Cảm ơn chú đã quan tâm và đặt câu hỏi tới hòm thư điện tử của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Với câu hỏi của chú, TCI xin phép được trả lời như sau:

Biểu hiện của bệnh tiểu đường thường dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh khác, do đó chúng ta cần tìm hiểu cách nhận biết các dấu hiệu chính của bệnh để có kế hoạch điều trị từ sớm. Đây là căn bệnh ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hoặc đáp ứng insulin của cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng tiêu cực tác động lớn đến sức khỏe và làm giảm tuổi thọ.

Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết của bệnh tiểu đường nhằm phát hiện bệnh:

– Hay khát nước và đi tiểu nhiều lần: Đây là biểu hiện đáng lưu ý của bệnh tiểu đường.

– Cảm thấy đói quá mức: Đói quá mức (polyphagia), cùng với sự khát nước và đi tiểu nhiều được đề cập ở trên, tạo thành 3 dấu hiệu tiêu biểu của bệnh tiểu đường. Cơ thể của bạn nếu không sản xuất đủ insulin hoặc nếu nó không đáp ứng insulin theo cách bình thường có thể dẫn đến việc không thể chuyển đổi thực phẩm thành glucose để tạo ra năng lượng cho các tế bào.

– Mệt mỏi: Một trong những biểu hiện của bệnh tiểu đường là mệt mỏi liên tục. Khi bạn mắc bệnh, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, nguyên nhân vì tế bào của bạn không có đủ glucose để tạo thành năng lượng.

– Mờ mắt: Khi nhìn mờ nhưng không phải bệnh lý về mắt thì nó có thể là một biểu hiện của bệnh tiểu đường trong giai đoạn sớm do chảy máu, bong võng mạc, tổn thương vi mạch võng mạc mắt.

Giảm cân đột ngột: Cơ thể xuống cân đột ngột không phải do ăn kiêng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh nói chung và biểu hiện của bệnh tiểu đường nói riêng.

– Bị ngứa da: Như đã đề cập ở trên, khi lượng đường dư thừa được bài tiết vào nước tiểu, nó sẽ lấy theo chất lỏng từ các mô khác của bạn, trong đó có da. Da khô có thể khiến bạn ngứa ngáy, những vết xước khô có thể dẫn đến nứt trên da và thậm chí gây ra nhiều bệnh.

– Vết thương lâu lành: Nếu không may bị đứt tay hay có vết thương nào đó mà lâu lành thì rất có thể bạn đang phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh tiểu đường.

– Da sạm đi với những vùng da tối màu: Da bị tối màu đi là một tình trạng mà có một số vùng da bị sạm và xỉn màu hơn các vùng da khác. Sự thay đổi về màu da này thường xuất hiện ở những vùng da có nếp nhăn hoặc nếp gấp, ví dụ như trên cổ, ở nách, ở bẹn, bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối và trên các ngón tay.

– Thấy tê hoặc đau nhói ở tay hoặc chân: Như đã đề cập ở trên, lượng đường trong máu cao dẫn đến tình trạng lưu thông máu kém và do đó dẫn tới tổn thương thần kinh. Tay và chân là những bộ phận cơ thể xa nhất từ trái tim nên bị đau đầu tiên.

Tuy nhiên, trên thực tế việc phát hiện qua biểu hiện của bệnh không được các chuyên gia khuyến khích bởi khi đó cơ thể đã mắc bệnh nặng.

Do đó, biện pháp hữu hiệu nhất chính là khám sức khỏe định kỳ ít nhất một năm một lần nhằm phát hiện sớm bệnh tiểu đường, hạn chế bệnh biến chứng, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi của chú Giang. Nếu còn thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ Thu Cúc TCI để được giải đáp.

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Câu hỏi liên quan
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital