Bạn Phương Linh thân mến!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Chúng tôi xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Chảy nước mũi có thể coi là một triệu chứng báo hiệu bạn bị cảm lạnh hoặc cơ thể đang cần sưởi ấm. Tình trạng này gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, giao tiếp cũng như gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Những người mắc bệnh hen suyễn, chàm hay cảm cúm, có thể gặp tình trạng chảy nước mũi thường xuyên hơn so với người bình thường.
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể tự chăm sóc giảm triệu chứng tại nhà với các biện pháp không dùng thuốc như:
– Giữ ấm khi đi ra ngoài.
– Chạy máy tạo độ ẩm khi ở trong nhà
– Dùng nước muối sinh lý xịt mũi để làm ẩm đường mũi sẽ giúp giữ ẩm cho đường mũi của bạn và giúp bạn không tiết quá nhiều chất nhầy.
– Sử dụng một số loại trà nóng chứa thảo mộc có tác dụng kháng histamin, chống viêm và chống sung huyết nhẹ như cúc La Mã, gừng, bạc hà và cây tầm ma hoặc sử dụng các loại gia vị có chứa nhiều tinh dầu như tía tô, gừng, bạc hà, bạch chỉ, tân di, quế…
– Tập các bài tập xoa mũi, bấm huyệt, châm cứu giúp khí huyết lưu thông vùng mũi, tập cho cơ thể thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Vậy khi nào bệnh nhân chảy nước mũi cần đến gặp bác sĩ?
Khi có các dấu hiệu như dịch tiết ở mũi có chứa máu, dịch tiết ở mũi trong suốt sau khi gặp chấn thương vùng đầu, dịch màu xanh hoặc vàng đi kèm triệu chứng đau xoang hoặc có các triệu chứng kèm theo sốt trên 10 ngày, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ, cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Ngoài việc chú trọng đến chăm sóc giảm triệu chứng chảy nước mũi, bạn đừng bỏ quên việc định kỳ thăm khám sức khỏe để nắm được tình hình tổng quan của cơ thể, nhận tư vấn từ chuyên gia để duy trì sức khỏe ổn định, chủ động đề phòng cảm, cúm gây chảy nước mũi cũng như các bệnh lý khác.
Hi vọng những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Nếu bạn còn bất kì câu hỏi nào, hãy liên hệ với Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI qua tổng đài 1900 558892 để được hỗ trợ kịp thời.