Xin chào bạn Nguyễn Phương Dung. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hòm thử điện tử của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phép được trả lời như sau:
Cơ thể người hấp thụ đường qua các loại thực phẩm chứa đường và chuyển hóa thành Glucose thông qua nhiều chu trình phản ứng hóa học khác nhau. Hàm lượng đường trong máu sẽ không cố định mà dựa trên nhu cầu hoạt động hàng ngày của cơ thể, lượng đường sẽ có lúc tăng lúc giảm để đáp ứng. Tuy nhiên nếu đường trở nên dư thừa sẽ không có lợi cho sức khỏe vì lúc này cơ thể không có khả năng tiêu thụ hết.
Tình trạng đường huyết quá cao sẽ dẫn tới nhiều bệnh lý nghiêm trọng, trong đó phổ biến nhất là bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, để chủ động kiểm soát các triệu chứng do đường huyết cao gây ra, người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
– Nên đưa vào thực đơn những món ăn có tác dụng làm chậm quá trình phân giải đường như: ngũ cốc tự nhiên, rau quả, trái cây, thịt nạc, khoai sắn,…
– Chất xơ hòa tan: chứa trong nhiều loại rau củ giúp cung cấp chất khoáng và vitamin cần thiết. Thêm vào đó, chất xơ hòa tan như các loại đậu, quả cam, quả táo,… cùng các món rau xanh
– Uống đủ nước mỗi ngày: nước lọc là lựa chọn tốt nhất dành cho những ai đang bị cao đường huyết.
– Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu magie và crom
Ngoài ra, theo lời khuyên của các chuyên gia, với tình trạng đường huyết trong máu cao cần phải thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi cũng như phát hiện sớm bệnh lý cho đường huyết cao gây ra.