Chào bạn,
Ung thư vòm họng là loại ung thư vùng đầu – cổ tại Việt Nam, là một trong 10 loại ung thư thường gặp nhất. Bệnh có tỷ lệ mắc cao. 70% các trường hợp tử vong là do bệnh được phát hiện và điều trị quá muộn, khi bệnh đã bước vào giai đoạn 3 hoặc 4, khiến khả năng sống sót thấp và điều trị gặp nhiều khó khăn.
Hiệu quả chữa thành công ung thư vòm họng đa số phụ thuộc vào việc phát hiện và điều trị ở giai đoạn bệnh nào. Cụ thể:
1. Giai đoạn đầu
Là giai đoạn bệnh khởi phát. Người bệnh gần như không có biểu hiện lâm sàng hoặc có các triệu chứng xuất hiện không điển hình như đau đầu, ngạt mũi…khối u kích thước còn nhỏ, các tế bào ung thư cũng chưa phát triển mạnh, chưa có sự di căn tổ chức, nên ở giai đoạn đầu này, điều trị ung thư có rất nhiều thuận lợi, tỷ lệ khỏi rất cao.
2. Giai đoạn 2
Trong giai đoạn này, khối u bắt đầu phát triển tăng lên về kích thước, thường tăng từ 5 – 6cm, các tế bào ung thư cũng theo đó mà lớn lên một cách đáng kể.
Tuy nhiên, ở giai đoạn này, khối u chưa có sự lây lan di căn sang các bộ phận khác mà vẫn nằm trong thanh quản nên cơ hội có thể điều trị khỏi là rất cao và không để lại biến chứng.
3. Giai đoạn 3
Sang giai đoạn này, các tế bào ung thư ác tính bắt đầu có sự phát triển lây lan sang các tổ chức lân cận gây nên những tổn thương từ nhẹ đến nặng, thậm chí không thể phục hồi được.
Đồng thời với quá trình di căn này là sự phát triển tăng nhanh về kích thước khối u, khối u trở nên rất lớn gây chèn ép các vùng trong vòm họng. Do đó, việc điều trị lúc này sẽ trở nên khó khăn hơn, cần phải kết hợp điều trị nhiều phương pháp khác nhau, điều trị đồng thời trên nhiều vùng cơ thể (do khối u đã di căn). Quá trình điều trị sẽ diễn ra trong thời gian dài đòi hỏi sự kiên trì, cố gắng của cả bệnh nhân, người thân và bác sĩ.
4. Giai đoạn 4 (hay còn gọi là giai đoạn cuối)
Lúc này, khối u lây lan nhanh chóng đến các bộ phận khác, phá hủy các tổ chức trong cơ thể, tạo nên nhiều tổn thương mới thậm chí là các vùng hoại tử. Giai đoạn này bệnh nhân bị suy giảm hoàn toàn hệ miễn dịch cơ thể nên dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, đồng thời các bộ phận khác cũng bị tổn thương. Lúc này, nguy cơ tử vong là rất cao, có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào.
Trong giai đoạn này, việc điều trị khỏi cho bệnh nhân gần như hoàn toàn là không thể. Các phương pháp điều trị được đưa ra nhằm ngăn chặn, làm chậm sự lây lan di căn của khối u đến các bộ phận khác, bổ sung tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân đế có thể tự chống lại bệnh nhân.
Để có thể điều trị ung thư vòm họng thành công, mỗi người cần duy trì lối sống khoa học, lành mạnh, thường suyên khám sức khỏe và tầm soát định kỳ để phát hiện sớm bệnh cũng như có phương án xử lý kịp thời.