Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Nội tiết » Suy thận do tiểu đường cần lưu ý điều gì trong chế độ dinh dưỡng?

Đào Duy Thắng Nội tiết Đã hỏi: Ngày 20/05/2021

Suy thận do tiểu đường cần lưu ý điều gì trong chế độ dinh dưỡng?

Tôi đã bị bệnh tiểu đường tuyp 2 trong nhiều năm. Cách đây một tháng khi đi khám sức khỏe, bác sĩ thông báo tôi bị suy thận do biến chứng tiểu đường. Bác sĩ có thể tư vấn cho tôi những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng được không?

0 bình luận 773 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Bác sĩ CKI Phạm Thị Thu Hà Đã trả lời: Ngày 20/05/2021
Nội tiết

Chào bạn,

Chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh là một trong những phương pháp hiểu quả để điều trị suy thận do tiểu đường mà không cần sử dụng thuốc. Nếu bạn đã được chẩn đoán là suy thận, điều này đồng nghĩa với việc thận đã bị yếu kém, mất đi một số chức năng đào thải các thành phần như nước, protein, chất điện giải. Do đó, bạn cần lưu ý hạn chế một số chất trong chế độ dinh dưỡng như sau:

– Hạn chế lượng Protein: Việc ăn quá nhiều protein sẽ khiến thận phải làm việc nhiều hơn để đào thải bớt protein ra ngoài, từ đó khiến bệnh tăng nặng hơn. Bạn nên hạn chế các loại thức phẩm giàu đạm như thịt đỏ, gia cầm, cá, trứng, sữa…Thay vào đó bằng các loại thực phẩm chứa ít protein như bánh mì đen, các loại hoa quả có chỉ số đường huyết thấp.

– Hạn chế photpho: Photpho có nhiều trong các loại thực phẩm, có tác dụng giúp cho hệ xương khớp khỏe mạnh. Mặc dù vậy, với người bị suy thận thì photpho không được đào thải kịp, sẽ gây tích tụ và làm gãy xương. Do đó bạn cần hạn chế các loại thực phẩm giàu photpho như sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại đậu, ca cao, bia và nước ngọt.

– Hạn chế muối: Muối có thể gây trữ nước trong cơ thể đối với người suy thận, làm tăng huyết áp. Do vậy, bạn không nên sử dụng quá 1500mg natri mỗi ngày ( tương đương 3.75g muối). Tốt nhất, bạn không nên cho thêm gia vị muối vào thức ăn mà nên thay thế bằng các loại thảo mộc để làm hương vị, bạn cũng không nên sử dụng các loại đồ ăn đóng hộp sẵn vì chúng chứa rất nhiều muối.

– Hạn chế nước: Nước mặc dù được đánh giá là rất tốt cho sức khỏe, thế nhưng với người bị suy thận do tiểu đường thì nên hạn chế uống nhiều nước bởi nó làm gia tăng gánh nặng cho thận. Tuy nhiên, nếu người bị suy thận nhẹ thì không nên quá nghiêm ngặt, còn nếu bị nặng thì chỉ nên cung cấp khoảng 500ml nước mỗi ngày, bao gồm cả nước uống lẫn truyền.

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Câu hỏi liên quan
  • Bệnh tiểu đường có lây không?

    Tôi năm nay 25 tuổi, hôm trước đi khám thấy chỉ số đường cao và được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Nhà tôi có mẹ và anh trai đều mắc bệnh này. Vậy có phải tôi lây từ mẹ và anh tôi không thưa bác sĩ?

  • Xét nghiệm nội tiết gồm những gì?

    Chào bác sĩ, tôi năm nay 40 tuổi, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, có dấu hiệu sụt cân nhanh, kinh nguyệt không đều, cổ to hơn bình thường. Chị gái tôi nói rất có thể tôi có vấn đề về nội tiết,  nên đi khám và xét nghiệm nội tiết để tìm ra nguyên nhân. Bác sĩ cho tôi hỏi xét nghiệm nội tiết trong trường hợp này có giúp tôi tìm ra bệnh không và tôi cần làm những xét nghiệm nào?

  • Công dụng của các loại thuốc điều trị đái tháo đường type 2 là gì?

    Chào bác sĩ, tôi năm nay 51 tuổi, mới được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường type 2. Bác sĩ có kê cho tôi một số loại thuốc uống nhưng tôi không hiểu rõ về công dụng và cơ chế tác dụng của từng loại. Bác sĩ có thể giải thích rõ cho tôi được không?

  • Thuốc Corticosteroid ảnh hưởng đến hệ nội tiết như thế nào?

    Chào bác sĩ, con em bé hay bị viêm phế quản, viêm khớp. Bác sĩ kê cho cháu thuốc có thành phần Corticosteroid, em tìm đọc thì được biết nếu sử dụng thuốc Corticosteroid trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới hệ nội tiết (tuyến thượng thận) bác sĩ cho em hỏi có đúng không ạ?

  • Xuất tinh sớm do bất thường về hormone, nguyên nhân và tác hại

    Chào bác sĩ, chồng em bị tiểu đường type 2 đang điều trị và hay bị xuất tinh sớm. Vì vậy anh ấy luôn cảm thấy rất buồn chán. Em đã động viên anh ấy đi khám về vấn đề xuất tinh sớm anh ấy còn ngại. Em tìm hiểu thì được biết xuất tinh sớm do bất thường về hormone trong cơ thể nên định cho anh ấy đăng ký khám chuyên khoa nội tiết. Xin bác sĩ tư vấn cụ thể hơn giúp em về các nguyên nhân có thể gây xuất tinh sớm và tác hại của xuất tinh sớm với ạ.

  • Mệt mỏi sạm da có phải là triệu chứng của nang giáp thể keo không?

    Chào bác sĩ, tôi 47 tuổi, vừa đi khám tuyến giáp được chẩn đoán là bị nang keo lành tính. Bệnh này không cần mổ hay uống thuốc gì cả. Nhưng khi về nhà tôi vẫn thấy mệt mỏi và sạm da, cũng không biết có liên quan gì đến u này không? Bác sĩ có thể giải đáp giúp tôi và cho biết tôi nên làm gì bây giờ ạ? 

  • Rối loạn cương dương có phải do rối loạn nội tiết không?

    Chào bác sĩ, năm nay tôi 45 tuổi. 3 tháng trở lại đây tôi gặp chút vấn đề trong “chuyện ấy”. Cậu nhỏ của tôi không thể cương cứng như trước, ham muốn tình dục của tôi cũng giảm rõ rệt khiến chất lượng “cuộc yêu” của vợ chồng tôi giảm sút. Xin bác sĩ cho biết có phải tôi bị rối loạn cương dương không? Nguyên nhân có phải do rối loạn nội tiết không?

  • Nhận dạng bướu cổ và nguyên nhân gây bướu cổ

    Chào bác sĩ, gần đây cháu thấy cổ họng hơi sưng, nuốt nước bọt hơi đau đau đau, thỉnh thoảng có ho và khó nuốt. Cháu không biết có phải bị bướu cổ không. Bác sĩ cho cháu hỏi làm thế nào để nhận dạng bướu cổ và nguyên nhân gây bướu cổ là gì ạ?

  • Rong kinh nguyệt do mất cân bằng hormone là như thế nào?

    Chào bác sĩ, kinh nguyệt của cháu thường ra nhiều và kéo dài. Cháu tìm hiểu thì được biết đây là tình trạng rong kinh. Bác sĩ cho cháu hỏi rong kinh có thể do những nguyên nhân nào? Cháu nên làm gì ạ?

  • Có những nguyên nhân nào gây suy giảm chức năng nội tiết?

    Bạn tôi vừa đi khám và được kết luận là bị suy chức năng tuyến nội tiết. Bác sĩ cho tôi hỏi đó có phải là bệnh nội tiết không? Có những nguyên nhân nào gây ra bệnh này và bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital