Chào bạn,
Hiện nay theo các chuyên gia, bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp KHÔNG có cách chữa khỏi hoàn toàn. Một khi phổi đã tổn thương do bệnh thì không thể phục hồi. Do đó, người lao động cần phòng ngừa bệnh sớm, phát hiện kịp thời các bất thường để có phương án khắc phục nhanh chóng, an toàn, tránh gặp phải những hệ quả nghiêm trọng.
Một số biện pháp hữu hiệu phòng ngừa bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp là:
Biện pháp kỹ thuật
– Tránh sản xuất trong điều kiện bụi silic bằng cách thay thế
– Tránh bụi bay tung lên bằng cách thực hiện sản xuất trong chu trình kín hoặc có hệ thống thống hút gió tại chỗ
– Cơ giới hoá sản xuất, tránh lao động gắng sức, hô hấp tăng làm cho bụi tăng cường xâm nhập phổi
– Chú ý hệ thống không khí, thoáng gió, che đậy các máy móc phát sinh bụi
– Nổ mìn vào cuối ca lao động
Biện pháp cá nhân
– Liên tục đeo khẩu trang ngăn bụi chuyên dụng. Đa số các loại khẩu trang mỏng đang sử dụng không có hiệu quả lọc bụi hô hấp
– Người lao động có thể dùng mặt nạ lọc bụi, nhưng yêu cầu phải nhẹ, hít thở dễ dàng, tránh cọ xát, vật liệu làm mặt nạ không gây kích thích da, không gây dị ứng. Tuy nhiên các loại hạt bụi dưới 1 micromet khó ngăn lại ở các màng lọc.
Biện pháp y tế
– Bắt buộc thường kỳ kiểm tra môi trường lao động
– Phải tổ chức khám tuyển công nhân và lao động ở các hầm mỏ và các ngành công nghiệp nhiều bụi
– Phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động hàng năm. Nơi nào bụi có hàm lượng silic tự do cao hay những công nhân phun cát đánh bóng, làm sạch, xay khoáng sản (thạch anh) phải khám định kỳ 6 tháng một lần