Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Khám sức khỏe » Nổi mao mạch ở chân là bị làm sao?

Trần Minh Đức Khám sức khỏe Đã hỏi: Ngày 20/07/2023

Nổi mao mạch ở chân là bị làm sao?

Thưa bác sĩ, tôi bị nổi các mao mạch ở chân là bị làm sao có cách nào chữa không ạ?

0 bình luận 843 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Bác sĩ CKII Trần Thị Minh Hằng Đã trả lời: Ngày 20/07/2023
Khám sức khỏe

Bạn Minh Đức thân mến!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Chúng tôi xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Đầu tiên, bạn cần quan sát mạch máu ở phía sau chân (bắp chân) có nổi to và nhiều không? Bạn có đau tức bắp chân khi đi lại không? Nếu câu trả lời là có bạn cần thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng suy giãn tĩnh mạch hiện tại.

Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng máu ở hệ thống tĩnh mạch bị ứ lại ở chân, không đi lên tĩnh mạch chủ để trở về tim như bình thường. Tình trạng này làm tăng áp lực thủy tĩnh trong lòng tĩnh mạch khiến tĩnh mạch giãn ra. Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh tiếp tục tiến triển sẽ làm dòng máu động mạch tới nuôi chân cũng bị giảm theo và kéo theo các biến chứng như:

– Rối loạn huyết động học. Cẳng chân người bệnh sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm.

– Viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.

– Giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng.

– Cục thuyên tắc tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi gây tử vong.

Không có phương pháp nào có thể ngăn chặn hoàn toàn chứng giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên người bệnh có thể lưu ý thực hiện những biện pháp hỗ trợ sau để cải thiện lưu thông máu và trương lực cơ, giảm nguy cơ phát triển chứng giãn tĩnh mạch:

– Tập thể dục đều đặn.

– Thường xuyên theo dõi cân nặng.

– Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ, ít muối.

– Phụ nữ nên tránh mang giày cao gót và quần áo quá bó sát.

– Kê cao chân khi ngủ hoặc nằm.

– Thay đổi tư thế ngồi hoặc đứng thường xuyên.

– Tránh tư thế ngồi với hai chân bắt chéo.

– Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường trong cơ thể, kịp thời điều trị và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.

Hi vọng những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Nếu bạn còn bất kì câu hỏi nào, hãy liên hệ với Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI qua tổng đài 1900 558892 để được hỗ trợ kịp thời.

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Câu hỏi liên quan
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital