Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Khám sức khỏe » Những yếu tố nào gia tăng nguy cơ loãng xương?

Hoài Thu Khám sức khỏe Đã hỏi: Ngày 30/08/2023

Những yếu tố nào gia tăng nguy cơ loãng xương?

Chuyên mục cho mình hỏi mình gần 30 rồi thì phải đề phòng loãng xương như thế nào? Có những yếu tố nào khiến nguy cơ loãng xương của mình gia tăng vậy?

0 bình luận 359 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Bác sĩ CKII Trần Thị Minh Hằng Đã trả lời: Ngày 30/08/2023
Khám sức khỏe

Bạn Hoài Thu thân mến!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Chúng tôi xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau:

6 yếu tố gây nguy cơ loãng xương bao gồm:

– Tuổi tác

Tuổi tác là yếu tố chính góp phần vào sự phát triển của bệnh loãng xương. Khi chúng ta già đi, bộ xương của mình bắt đầu mất nhiều xương hơn. Hầu hết các chuyên gia đề nghị tầm soát loãng xương bắt đầu từ 65 tuổi, đặc biệt là đối với phụ nữ, nhưng những người dưới 65 tuổi có nguy cơ gãy xương cao cũng nên bắt đầu tầm soát loãng xương sớm hơn.

– Thuốc men

Bên cạnh tác dụng chữa bệnh một số thuốc cũng được coi là một trong những nguyên nhân gây loãng xương. Vì một lý do nào đó, nếu dùng corticosteroid đường uống và tiêm trong thời gian dài, có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh loãng xương. Thuốc tuyến giáp, thuốc hóa trị và những thuốc khác cũng có thể dẫn đến phát triển bệnh loãng xương.

– Bệnh lý

Loãng xương do một tình trạng bệnh lý khác gây ra được gọi là loãng xương thứ phát. Các tình trạng bệnh lý liên quan đến loãng xương bao gồm bệnh đái tháo đường, các bệnh viêm tự miễn, bệnh tuyến giáp, hội chứng kém hấp thu… Nếu dùng corticosteroid đường uống và tiêm trong thời gian dài, có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh loãng xương.

– Người có bộ khung xương nhỏ

Phụ nữ gầy và nhỏ nhắn có nguy cơ cao bị loãng xương. Một lý do là vì họ bắt đầu có ít xương hơn so với phụ nữ có trọng lượng cơ thể và khung hình cơ thể lớn hơn. Tương tự, những người đàn ông có cấu trúc xương nhỏ hơn cũng có nguy cơ loãng xương cao hơn những người đàn ông to và nặng hơn.

– Di truyền

Xu hướng di truyền mắc bệnh loãng xương có thể ghi nhận từ tiền sử gia đình. Một người có thể dễ bị loãng xương hơn nếu cha mẹ của bạn mắc bệnh này.

– Lối sống

Có nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ về lối sống nằm trong tầm kiểm soát và có thể điều chỉnh được, gồm không nhận được đủ vitamin D và canxi, lối sống ít vận động, hút thuốc lá, uống rượu nhiều,…

Để phòng ngừa nguy cơ loãng xương sớm, việc thăm khám sức khỏe định kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thông qua thăm khám, bạn sẽ nhận biết được cơ thể cần những gì để bổ sung sao cho phù hợp nhất nhằm nâng cao sức khỏe.

Hi vọng những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Nếu bạn còn bất kì câu hỏi nào, hãy liên hệ với Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI qua tổng đài 1900 558892 để được hỗ trợ kịp thời.

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Câu hỏi liên quan
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital