Bệnh lý tuyến giáp khá phổ biến và ai cũng có thể mắc phải, trong đó tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao gấp 5 – 8 lần nam giới. Vậy bệnh tuyến giáp là gì? Biểu hiện thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này thông qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh lý tuyến giáp là gì?
Bệnh lý tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp sản sinh quá nhiều hoặc quá ít hormone, gây rối loạn, mất cân bằng hormone tuyến giáp. Khi tuyến giáp hoạt động và sản xuất hormone quá mức dễ dẫn tới bệnh cường tuyến giáp (cường giáp). Trái lại, nếu tuyến nội tiết này sản xuất quá ít hormone, nhịp độ chuyển hóa bình thường của cơ thể bị ảnh hưởng sẽ dẫn tới suy giáp.
Một vài bệnh lý khác của tuyến giáp phải kể đến như: phì đại tuyến giáp, viêm tuyến giáp, u tuyến giáp và ung thư tuyến giáp.
Theo nghiên cứu, những người trong độ tuổi từ 18 – 64 chiếm 30% tổng số ca mắc các bệnh tuyến giáp. Con số này sẽ tăng lên theo tuổi, đặc biệt tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao gấp 5 – 8 lần nam giới.
Ngoài ra, ở những người có các yếu tố dưới đây, khả năng mắc bệnh cũng rất cao:
– Sinh ra trong gia đình có tiền sử mắc bệnh về tuyến giáp
– Đang sử dụng thuốc kháng giáp hoặc điều trị bằng phương pháp phóng xạ iodine
– Người trên 60 tuổi, trong đó phụ nữ chiếm phần đông
– Có tiền sử điều trị bệnh tuyến giáp, ung thư
– Mắc một số bệnh như đái tháo đường type 1, thiếu máu ác tính, hội chứng Turner, viêm khớp dạng thấp…
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh lý tuyến giáp
Tuyến giáp giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa hoạt động của các cơ quan như tim mạch, thần kinh nên bất cứ sự thay đổi nào của tuyến giáp cũng ảnh hưởng tới sức khỏe.
Những dấu hiệu giúp phát hiện bệnh sớm cần lưu ý gồm:
– Có sự thay đổi về cân nặng ở người bệnh. Cụ thể, bệnh nhân có thể bị giảm cân nếu mắc cường giáp hoặc tăng cân nếu bị suy giáp.
– Nhạy cảm với nhiệt độ, chịu lạnh kém.
– Cơ thể mệt mỏi, giấc ngủ bị ảnh hưởng, trầm cảm
– Cổ hoặc họng sưng, đau hoặc khó nuốt, giọng bị khàn
– Tóc dễ bị rụng, da khô, có thể phát ban bất thường
– Người bệnh có thể gặp vấn đề về tiêu hóa, thường là táo bón nếu mắc suy giáp và tiêu chảy, phân lỏng nếu bị cường giáp.
– Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, nguy cơ sảy thai tăng cao, thậm chí vô sinh.
– Mắt mờ, đỏ, sưng và khá nhạy cảm với ánh sáng.
– Khả năng tập trung, trí nhớ bị suy giảm.
– Cơ xương khớp đau nhức hoặc gặp hội chứng ống cổ tay.
3. Nguyên nhân nào gây nên bệnh tuyến giáp?
Nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp được hình thành bởi các yếu tố khác nhau:
– Bệnh Graves – tình trạng hormone tuyến giáp sản xuất ồ ạt do rối loạn hệ thống miễn dịch. Đây là nguyên nhân phổ biến gây bệnh cường giáp và có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.
– Nhân tuyến giáp làm việc quá mức
– Viêm tuyến giáp
– Khối u ở tuyến yên nhưng không phải ung thư
– Thiếu hụt hoặc dư thừa iod
– Viêm tuyến giáp Hashimoto
– Viêm tuyến giáp sau sinh, thường xảy ra ở 5 – 7% phụ nữ sau khi sinh nở.
– Suy giáp bẩm sinh, ước tính cứ 4000 trẻ sẽ có 1 trẻ sơ sinh bị mắc bệnh. Những trẻ này rất dễ gặp vấn đề về tinh thần, thể chất nếu không được điều trị kịp thời.
– Rối loạn tuyến yên làm gián đoạn việc sản xuất hormone ở tuyến giáp. Tuy nhiên, tình trạng này rất hiếm khi xảy ra.
– Tác dụng phụ của xạ trị trong việc điều trị ung thư, hoặc do phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp (một phần hoặc toàn bộ).
4. Những bệnh lý liên quan tới tuyến giáp bạn cần biết
Tuyến giáp có nhiệm vụ bài tiết, dự trữ và giải phóng hormone Triiodothyronine cùng hormone Thyroxine. Việc hoạt động bất thường ở tuyến giáp có thể gây một số bệnh, tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Vậy các bệnh lý nào liên quan tới tuyến giáp?
4.1 Suy giáp
Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ horome. Bệnh thường xảy ra do viêm tuyến giáp Hashimoto, điều trị bức xạ gây tổn thương hoặc phẫu thuật loại bỏ tuyến giáp. Ngoài ra, tuyến giáp suy yếu cũng có thể xảy ra bởi tình trạng rối loạn tuyến yên, viêm tuyến giáp, suy giáp bẩm sinh do thiếu hụt iot.
Triệu chứng của người mắc suy giáp gồm:
– Chịu lạnh kém, da và tóc bị khô
– Cơ thể mệt mỏi, bị táo bón
– Nhịp tim nhanh
– Kinh nguyệt nhiều, không đều
– Tăng cân, yếu cơ, đau cơ
4.2 Cường giáp – bệnh lý tuyến giáp thường gặp
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone khiến quá trình trao đổi chất bị đẩy nhanh hơn bình thường. Dấu hiệu cảnh báo bệnh cường giáp gồm:
– Hay cáu gắt, bồn chồn, lo lắng, khó ngủ
– Nhịp tim nhanh
– Tăng tiết mồ hôi
– Tóc khô, mảnh, dễ gãy rụng
– Móng tay giòn, da yếu
– Cơ yếu, cân nặng giảm, đi tiểu liên tục
– Lồi mắt ác tính (thường thấy trong bệnh Graves)
Bệnh Graves (hay gọi Basedow) là nguyên nhân phổ biến gây bệnh cường giáp. Ngoài ra, bệnh xuất hiện cũng có thể do viêm tuyến giáp, tuyến giáp làm việc quá mức, dung nạp nhiều thuốc hormone tuyến giáp.
4.3 Bướu cổ (bướu giáp)
Bướu cổ hình thành do sự phát triển tế bào hoặc gia tăng kích thước bất thường ở tuyến giáp. Thiếu iod trong chế độ ăn uống là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh. Song không phải ai bị bướu cổ cũng đều do thiếu iod. Bướu cổ xuất hiện cũng có thể do:
– Suy giáp bẩm sinh
– Tuyến giáp bị viêm
– Bệnh Graves
– Khối u ở tuyến yên
Độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh bướu cổ, song bệnh này phổ biến hơn cả là ở phụ nữ trên 40 tuổi. Người bệnh bướu cổ có thể xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng. Các triệu chứng bao gồm sưng, căng ở cổ, khó thở, khàn giọng, nuốt khó.
4.4 Ung thư tuyến giáp – Bệnh lý tuyến giáp nguy hiểm nhất
Khi tế bào bình thường phát triển không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể sẽ hình thành nên các tế bào ác tính (ung thư).
Có 5 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp:
– Tuổi từ 25 – 65, nữ giới có nguy cơ cao hơn
– Từng tiếp xúc với tia bức xạ.
– Có tiền sử bị bướu cổ
– Bị bệnh di truyền
-Tiền sử gia đình, người thân bị ung thư tuyến giáp, cường giáp, suy giáp, bướu cổ…
Có 2 nhóm ung thư tuyến giáp là ung thư tuyến giáp thể không biệt hoá và thể biệt hóa. Trong đó, ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tiến triển chậm, tiên lượng tốt còn dạng không biệt hóa thường di căn nhanh.
Với những chia sẻ trên, hi vọng người bệnh đã hiểu rõ hơn về bệnh lý tuyến giáp cũng như nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh. Từ đó, người bệnh có thể được phát hiện và điều trị kịp thời, tránh tình trạng tiến triển nặng. Đặc biệt, cần tới ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám khi bạn hoặc người thân nghi ngờ hoặc xuất hiện dấu hiệu bệnh.