Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục Hỏi đáp chuyên gia của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Về câu hỏi của bạn, tôi xin giải đáp như sau:
Bản chất các polyp ở mũi không phải một bệnh lý độc lập, mà đây là hệ quả từ các bệnh lý tai mũi họng thông thường khác như viêm amidan, viêm họng, viêm xoang mũi,….. khiến niêm mạc sưng nề, ứ đọng nước, dần dần các tổ chức tế bào bị kéo xuống theo trọng lực hình thành nên các polyp.
Chính vì thế, việc tái lại polyp mũi là hoàn toàn có thể xảy ra, cụ thể trong các trường hợp sau:
– Các bệnh lý tai mũi họng bị lại tạo điều kiện polyp hình thành.
– Sau phẫu thuật không tuân thủ lời khuyên chăm sóc phục hồi khiến hiệu quả phẫu thuật chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Các polyp khác tiếp tục phát triển.
– Không kết hợp điều trị nội khoa để làm teo các polyp nhỏ không thể phẫu thuật loại bỏ. Đây cũng chĩnh là nhược điểm của phương pháp phẫu thuật cắt polyp – chỉ tác dụng với các polyp lớn. Chính vì thế nếu không điều trị nội khoa, các polyp khác hoàn toàn có thể tiếp tục phát triển.
Sau khi mổ polyp mũi xoang, để tránh tái bị lại, bạn cần chú ý tới các vấn đề sau:
– Theo dõi sát sao tình trạng chảy máu, nhiệt độ và huyết áp 4 – 6 lần trong ngày đầu sau phẫu thuật và cần báo lại với bác sĩ chuyên khoa những bất thường sau mổ.
– Do quá trình phẫu thuật người bệnh được gây mê, nên cần tuyệt đối không tham gia thể dục thể thao mạnh mà cần nghỉ ngơi để phục hồi nhanh chóng.
– Sử dụng thuốc điều trị theo kê đơn của bác sĩ đúng liều, đủ lượng và cần theo giờ chuẩn.
– Tái khám và nội soi mũi xoang theo chỉ định để kiểm tra độ lành của vết thương.
– Giữ gìn vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, thuốc xịt rửa theo kê đơn 1 -2 lần/ ngày.
– Luôn giữ cho môi trường ẩm để tránh khô mũi, tránh những nơi có khói bụi, ô nhiễm hoặc khói thuốc lá,…
– Chế độ ăn cần đầy đủ dinh dưỡng. Tránh các loại thực phẩm sau đây: thịt đỏ, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đồ ăn có tính cay nóng, các đồ ăn lạnh, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và toàn bộ các thức ăn người bệnh bị dị ứng.
– Tránh tiếp xúc với người bị bệnh tai mũi họng. Đồng thời nếu không may bị các bệnh lý tai mũi họng tốt nhất nên điều trị triệt để, tránh để kéo dài dẫn đến tình trạng mạn tính.
– Cuối cùng, đừng quên lịch tái khám với bác sĩ.
Trên đây là một số giải đáp của tôi cho câu hỏi của bạn, hy vọng bạn đã có câu trả lời thỏa đáng. Chúc bạn có một sức khỏe tốt!