Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc! Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Bạn mắc viêm gan B nhưng vẫn có thể cho con bú nếu ngay sau khi sinh bé được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống virus viêm gan B 100 đơn vị, sau đó được tiêm đầy đủ các mũi vắc – xin viêm gan B áp dụng cho trẻ sơ sinh. Khi trẻ được tiêm chủng ngừa viêm gan B cũng sẽ giúp ngăn ngừa lây nhiễm HBV từ tất cả các đường lây nhiễm khác và khả năng bảo vệ trẻ khỏi lây nhiễm viêm gan B là 90%.
Trong thời gian cho con bú, nếu mẹ bị viêm gan B mắc các bệnh như vú nứt cổ gà, chảy máu hay tổn thương vú thì không nên cho con bú trực tiếp vì như thế bé có thể sẽ tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết huyết thanh của mẹ. Nên vắt sữa ra và xử lý sữa (đun sôi hoặc chưng cách thủy) trước khi cho bé bú.
Vào tháng thứ 6 của thai kỳ, bạn nên thực hiện xét nghiệm HBsAg trong huyết thanh của thai phụ. Nếu mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì nên làm xét nghiệm bổ sung để đánh giá mức độ truyền bệnh.
Tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, khi sinh con trọn gói các mẹ bầu sẽ được chăm sóc thai kỳ từ những tuần mang thai đầu tiên cho đến khi vượt cạn mẹ tròn con vuông. Các mốc thăm khám, xét nghiệm, siêu âm quan trọng đều được lên lịch và thực hiện đầy đủ giúp mẹ phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm như viêm gan B, C, giang mai, rubella… Đặc biệt trẻ sinh ra từ mẹ bị viêm gan B sẽ được tiêm huyết thanh kháng viêm gan B phối hợp cùng vacxin viêm gan B sau sinh nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm từ mẹ. Nếu như có băn khoăn hay thắc mắc thì liên hệ với chúng tôi nhé.