Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Sản - Phụ khoa » Độ mờ da gáy 1.5 mm có đáng lo ngại không?

Phùng Thị Gia Hân Sản - Phụ khoa Đã hỏi: Ngày 03/04/2023

Độ mờ da gáy 1.5 mm có đáng lo ngại không?

Bác sĩ cho em hỏi, em 11 tuần 5 ngày đo độ mờ da gáy 1,5mm. Gần đây em lại đo lại vào 13 tuần 4 ngày thì kết quả là 2,7mm làm e hoang mang quá. Bác sĩ tư vấn giúp em như vậy có bất thường không và cần làm gì ạ?

4 bình luận 9.044 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Bích Hạnh Đã trả lời: Ngày 03/04/2023
Sản - Phụ khoa

Chào em,

Sự kết tụ chất dịch ở vùng da mặt sau cổ của thai nhi được gọi là độ mờ da gáy. Độ mờ da gáy là một chỉ số dùng để đánh giá nguy cơ thai nhi mắc phải hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác. Để có được kết quả độ mờ da gáy chính xác nhất cần phải thực hiện đo độ mờ da gáy đúng thời điểm, tuần thứ 11 đến tuần thứ 13 của thai kỳ. Đối với những trẻ có kích thước từ 45 – 84mm thì độ mờ da gáy thông thường sẽ là dưới 3,5mm. Thường thì kết quả kiểm tra độ mờ da gáy sẽ giúp bác sĩ có thể phán đoán được 75% nguy cơ trẻ bị Down.

– Đối với thai nhi 11 tuần tuổi, độ mờ da gáy chuẩn là 2mm.

– Đối với thai nhi 12 tuần tuổi, thường độ mờ da gáy chuẩn là dưới 2,5mm.

– Đối với thai nhi 13 tuần tuổi, độ mờ da gáy chuẩn là 2,8mm. Nguy cơ mắc hội chứng Down thấp đối với những thai nhi có độ mờ da gáy dưới 1,3mm.

– Nếu độ mờ da gáy lớn hơn 3mm, nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down là khá cao.

– Nếu độ mờ da gáy 6mm, thì thai nhi có nguy cơ cao mắc hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác.

– Độ mờ da gáy từ 3,2 – 3,5mm thì được gọi là dày và tăng nguy cơ bị đột biến nhiễm sắc thể. Những trường hợp thai nhi có độ mờ da gáy là 2,9mm, tuy chưa phải là mức cao nhưng có thể gây ra sự ảnh hưởng đến giá trị của xét nghiệm sàng lọc trong 3 tháng đầu, vì vậy muốn chắc chắn, nên thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác.

Trường hợp của em, thai 13 tuần 4 ngày có độ mờ da gáy là 2,7mm nhưng chưa có thông tin chiều dài của thai là bao nhiêu mm. Vì vậy, bác sĩ sẽ đưa ra cho em lời khuyên như sau: Tuổi thai đó tương đương với chiều dài đầu mông là 74mm. Theo FMF (Hiệp hội y khoa thai nhi) thì độ dày da gáy như vậy nằm trong khoảng bách phân vị thứ 5 đến bách phân vị 95 (khoảng bình thường thuộc nhóm nguy cơ thấp). Vì vậy, em không cần quá lo lắng về nguy cơ bất thường độ mờ da gáy nhé!

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
4 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Nguyễn Thị Thuý Vân
Nguyễn Thị Thuý Vân
9 tháng trước

Bác Sĩ ơi cho em hỏi là độ mờ da gáy 1.5 có nguy cơ bị dow không ak

TCI Hospital
TCI Hospital
9 tháng trước

Độ mờ da gáy có thể chỉ một yếu tố trong quá trình đánh giá sức khỏe của bạn và không đủ để đưa ra kết luận về down. Down (hay Down syndrome) là một rối loạn di truyền gây ra bởi sự hiện diện thừa của một bản sao của cromosom 21.

Để đánh giá nguy cơ down và chẩn đoán chính xác, cần có một quá trình kiểm tra và đánh giá toàn diện từ bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp như siêu âm mang thai, xét nghiệm mẫu huyết thanh, xét nghiệm niệu quản hay tế bào tử cung, và thậm chí kiểm tra tử cung để đưa ra chẩn đoán chính xác.

Nếu bạn có lo ngại về nguy cơ down hoặc bất kỳ loại rối loạn di truyền nào, tôi khuyên bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể đưa ra đánh giá chính xác dựa trên thông tin y tế cá nhân của bạn và các kết quả kiểm tra phù hợp.

Phuong
Phuong
1 tháng trước

Bác sĩ ơi,cho E hỏi chút vs ạ.tuần thứ 14 E đo độ mờ da gáy là 1.5mm thì có bị sao kh ạ?

TCI Hospital
TCI Hospital
1 tháng trước
Trả lời   Phuong

Chào bạn, Độ mờ da gáy (NT – Nuchal Translucency) là một phép đo trong quá trình siêu âm, thường được thực hiện giữa tuần thứ 11 và 13+6 ngày của thai kỳ để sàng lọc nguy cơ mắc một số bất thường nhiễm sắc thể, bao gồm hội chứng Down (trisomy 21), hội chứng Edwards (trisomy 18) và hội chứng Patau (trisomy 13).

Độ mờ da gáy 1.5mm trong tuần thứ 14 của thai kỳ nằm trong khoảng được coi là bình thường cho giai đoạn này của thai kỳ. Nói chung, mức độ mờ da gáy dưới 3mm trong giai đoạn này được xem là kết quả không có nguy cơ cao về các vấn đề nhiễm sắc thể đã nêu trên.

Tuy nhiên, quan trọng là kết quả độ mờ da gáy chỉ là một phần của quá trình sàng lọc và nên được xem xét cùng với các xét nghiệm máu và các yếu tố khác như tuổi của mẹ, tiền sử gia đình, để đánh giá tổng thể nguy cơ. Một số trường hợp có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm không xâm lấn hoặc xâm lấn như NIPT (xét nghiệm tiền sản không xâm lấn), CVS (lấy mẫu tua nhau thai) hoặc amniocentesis (chọc ối) để có cái nhìn chi tiết hơn.

Nếu có bất kỳ lo lắng hoặc câu hỏi nào về kết quả siêu âm của bạn, tốt nhất bạn nên thảo luận trực tiếp với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe của mình để nhận được thông tin cụ thể và hướng dẫn phù hợp.

Câu hỏi liên quan
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital