Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Tim mạch » Bị tăng huyết áp cần ăn ăn uống và tập luyện như thế nào?

Quang Hòa Tim mạch Đã hỏi: Ngày 15/07/2021

Bị tăng huyết áp cần ăn ăn uống và tập luyện như thế nào?

Tôi bị chẩn đoán cao huyết áp với mức huyết áp thường xuyên đạt 150/90. Tôi cần ăn uống và tập luyện như thế nào để cải thiện bệnh?

0 bình luận 6.497 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh Đã trả lời: Ngày 15/07/2021
Tim mạch

Chào bạn, 

Đầu tiên cần khẳng định vấn đề ăn uống và tập luyện có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị bệnh và phòng ngừa biến chứng của bệnh tăng huyết áp, để đạt được mục tiêu kiểm soát được huyết áp mục tiêu ở mức < 140/90mmHg đối với người bình thường và 130/85mmHg đối với những bệnh nhân bị tăng huyết áp kèm theo đái tháo đường, suy tim, suy thận.

Với những trường hợp tăng huyết áp nhẹ, bệnh nhân có thể điều trị không dùng thuốc, chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện là bệnh đã cải thiện đáng kể. Còn trong những trường hợp tăng huyết áp giai đoạn nặng hơn, việc thực hiện chế độ ăn và tập luyện khoa học có ý nghĩa hỗ trợ rất lớn cho quá trình điều trị bằng thuốc.

Nguyên tắc đầu tiên với người bị tăng huyết áp nói chung là cần phải ăn nhạt. Lượng muối được khuyến cáo không quá 6g/ngày. Vì ăn mặn sẽ gây tích nước, làm tăng huyết áp. Các thực phẩm nhiều muối nên tránh là như giò, chả, đồ xông khói, các món muối, đồ xào nấu,…

Bạn cũng phải hạn chế tối đa chất béo trong khẩu phần ăn. Không ăn các thực phẩm nhiều chất béo như thịt mỡ, bơ, da các loại gia súc, gia cầm, dầu thực vật. Nếu uống sữa nên chọn sữa đã tách bơ.

Hạn chế ăn đường, bánh kẹo ngọt, uống rượu bia, hút thuốc lá. Thay vào đó tăng cường các loại rau quả xanh, trái cây giàu kali, magie và các nguyên tố vi lượng khác. Các chất này thường có nhiều trong khoai tây, chuối, dưa hấu, dứa…

Nếu người bị tăng huyết áp đồng thời thừa cân, béo phì thì phải chế độ ăn cần giảm lượng calo để điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý. 

Theo các chuyên gia, chương trình tập luyện ở các bệnh nhân tăng huyết áp khác nhau là không giống nhau. Đối với những bệnh nhân bị tăng huyết áp độ II, III thi đi bộ nhanh và chạy phương pháp luyện tập hữu hiệu. Với mức huyết áp là 150/90, bạn chỉ mới đang ở mức độ I nên hình thức tập luyện có thể đa dạng hơn. Tuy nhiên vẫn cần giữ nguyên tắc tập luyện chung là tập từ từ, nâng dần tốc độ hoặc thời gian tập, nghỉ ngơi ngay nếu có các biểu hiện bất thường khi tập luyện. 

Để quá trình tập luyện có hiệu quả, bạn nên duy trì chế độ luyện tập đều đặn, thường xuyên với thời gian ít nhất là 30-45 phút/ngày.

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Câu hỏi liên quan
  • Hồi hộp đánh trống ngực có phải bệnh tim không?

    Gần đây tôi hay bị hồi hộp đánh trống ngực, nhiều khi ngay cả lúc nghỉ ngơi không làm gì. Xin bác sĩ cho biết như vậy có phải là tôi bị bệnh tim mạch không? Các triệu chứng nhận biết sớm nhất của bệnh tim là gì ạ?

  • Uống thuốc loãng máu có cần tránh dùng vitamin K không?

    Tôi mới bị tai biến do xơ vữa mạch máu cách đây vài tháng. Hiện tại tôi đang uống thuốc theo đơn của bác sĩ, trong đó có thuốc loãng máu. Tôi nghe nói các thuốc này kị vitamin K. Có phải vậy không thưa bác sĩ? Tôi cần lưu ý gì khi sử dụng thực phẩm và các sản phẩm hỗ trợ không?

  • Làm thế nào để chung sống với bệnh tim bẩm sinh?

    Chào bác sĩ, con tôi mới 6 tháng tuổi nhưng đã được chẩn đoán bị bệnh tim bẩm sinh. Bác sĩ nói con tôi không cần phải phẫu thuật, nếu thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc thì vẫn có thể chung sống bình thường với bệnh cả đời. Vậy tôi phải làm sao để giúp cháu chung sống với bệnh này? Xin bác sĩ chỉ cách chăm sóc cho cháu với ạ?

  • Bị bệnh tim mạch nên nằm ngủ như thế nào?

    Tôi nghe nói tư thế nằm cũng có thể ảnh hưởng đến tim mạch. Vậy bị bệnh tim phải nằm như thế nào mới đúng? Tôi mới được chẩn đoán suy tim nhẹ. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.

  • Tại sao bị bệnh tim lại phải kiêng muối?

    Tôi mới được chẩn đoán là bệnh mạch vành giai đoạn đầu. Trong phần tư vấn dinh dưỡng, bác sĩ viết tôi nên ăn nhạt, hạn chế ăn muối. Tại sao lại như vậy và tôi cần ăn lượng muối bao nhiêu là phù hợp ạ?

  • Bị suy tim thì nên ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc như thế nào?

    Chào bác sĩ, tôi năm nay 55 tuổi, bị bệnh tim đã nhiều năm rồi, cụ thể là tôi bị bệnh mạch vành. Mới đây, các bác sĩ cho biết tôi đã bắt đầu có dấu hiệu suy tim. Vậy tôi cần ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc điều trị như thế nào thưa bác sĩ.

  • Những trường hợp nào cần đi cấp cứu tim mạch?

    Chào bác sĩ, tôi thấy họ hàng của tôi khá nhiều người phải đi cấp cứu vì bệnh tim mạch, đa phần đều tử vong hoặc bị tàn phế sau đó nên tôi rất lo lắng. Bác sĩ có thể cho biết khi nào bệnh tim mạch cần cấp cứu, có những dấu hiệu cảnh báo nào và tôi phải đối phó thế nào khi gặp tình huống đó ạ? Tôi cảm ơn.

  • Tiêm phòng bệnh thấp tim là gì, có tác dụng thế nào?

    Chào bác sĩ, con tôi năm nay 6 tuổi, được chẩn đoán bệnh thấp tim. Bác sĩ nói con tôi cần tiêm phòng lâu dài? Vậy tiêm phòng thấp tim là tiêm thuốc gì, có tác dụng thế nào trong việc trị bệnh? Nên tiêm khi nào và có nguy hiểm gì không? Mong bác sĩ giải đáp giúp ạ. 

  • Bệnh còn ống động mạch là gì? Điều trị như thế nào?

    Chào bác sĩ cháu tôi mới sinh được mấy tháng nhưng đã được chẩn đoán mắc bệnh tim bẩm sinh, cụ thể là bệnh còn ống động mạch. Tôi nghe lạ quá không biết đây là bệnh gì và có thể chữa khỏi được không thưa bác sĩ?

  • Bị suy tim sống được bao lâu?

    Bác tôi năm nay 45 tuổi, bị bệnh hở van động mạch chủ và đang điều trị. Mới đây đi tái khám bác sĩ nói bệnh tim của bác đã biến chứng suy tim khiến cả nhà tôi đều rất lo lắng, Bác sĩ cho tôi hỏi khả năng sống của bác tôi là bao nhiêu. Có cách nào cải thiện bệnh này không?

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital