Ung thư lưỡi có lây không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Nhiều người nghĩ ung thư lưỡi có thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh mà có tâm lý lo lắng, ngại tiếp xúc với người bệnh. Vậy thực tế, ung thư lưỡi có lây không?

Bệnh ung thư lưỡi có lây không?

Ung thư lưỡi không lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh

Ung thư lưỡi không lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh

Ung thư lưỡi là bệnh lý ác tính xuất phát từ sự phát triển bất thường của các tế bào tại phần lưỡi di động hay cố định (đáy lưỡi). Đây là bệnh ung thư phổ biến nhất trong số các bệnh ung thư khoang miệng, chiếm khoảng 30 – 50%.

Rất nhiều người ngại hay lo lắng khi tiếp xúc với bệnh nhân ung thư lưỡi do lo ngại ung thư lưỡi có thể lây từ người bệnh sang người khỏe manh. Vậy thực tế bệnh ung thư lưỡi có lây không?

Các chuyên gia cho biết, bất kì ung thư nào, không ngoại trừ ung thư lưỡi cũng không thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Theo đó, các hoạt động như nói chuyện, bắt tay, ăn uống chung với người bệnh… là hoàn toàn bình thường.

Tham khảo: ung thư lưỡi sống được bao lâu

Vì sao bị ung thư lưỡi?

Nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư lưỡi vẫn chưa được xác định rõ nhưng có rất nhiều yếu tố có khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm cả lối sống sinh hoạt có thể kiểm soát và các nguy cơ không thể kiểm soát được.

  • Độ tuổi, giới tính: ung thư lưỡi thường gặp ở người lớn tuổi, 50 – 60 tuổi và nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp khoảng 2 lần so với nữ giới.
Thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ lớn gây ung thư lưỡi

Thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ lớn gây ung thư lưỡi

  • Thuốc lá, rượu: hút thuốc lá trực tiếp hay bị động đều có những tác hại như nhau, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư lưỡi. Thời gian hút thuốc lá càng lâu, nguy cơ mắc bệnh của bạn càng lớn. Rượu kết hợp với thuốc lá được coi là nguy cơ lớn nhất có thể gây ung thư lưỡi khi tổ chức chống ung thư quốc tế thống có tới khoảng 90% bệnh nhân mắc ung thư lưỡi có nghiện rượu và thuốc lá.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: những người có hệ miễn dịch yếu, ghép tạng, mắc HIV – AIDS… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
  • Vệ sinh răng miệng kém: theo các bác sĩ vệ sinh răng miệng kém cũng là một trong những nguyên nhân tăng nguy cơ mắc ung thư lưỡi, đặc biệt ở những người có tiền sử viêm lợi, sâu răng…
  • Chế độ dinh dưỡng kém: chế độ ăn thiếu rau xanh, hoa quả tươi cũng là một trong những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital