Bệnh ung thư khoang miệng có chữa được không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư khoang miệng thường được phát hiện trễ do người bệnh có tâm lý chủ quan. Vậy thế, bị ung thư khoang miệng có chữa được không, là câu hỏi rất cần lời giải đáp. Nắm bắt những dấu hiệu sớm của bệnh để kịp thời chữa trị là điều tiên quyết nhất quyết định việc chữ khỏi bệnh hay không.

1. Ung thư khoang miệng là bệnh ung thư ở đâu?

Ung thư khoang miệng thuộc loại ung thư vùng đầu cổ thường gặp. Đây là tình trạng các tế bào ác tính xuất hiện ở bất cứ vùng nào trong khoang miệng, bao gồm: môi, lưỡi, má, lợi, sàn miệng, vòm miệng cứng hay mềm, xoang và họng. Bộ phận thường xảy ra ung thư nhất là lưỡi và môi. Trong đó ung thư lưỡi thường gặp phải nhất, chiếm tỷ lệ khoảng 40% các ca mắc.

ung thư khoang miệng có chữa được không

Ung thư lưỡi chiếm tỷ lệ khoảng 40% các ca mắc ung thư khoang miệng

2. Sự nguy hiểm của bệnh ung thư khoang miệng

Đây là bệnh ác tính vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Đặc biệt, loại ung thư này còn gây sa sút về tinh thần rất lớn cho bệnh nhân vì nó gây ra những tổn thương ghê gớm lại vùng đầu cổ.

  • Khiến người bệnh khó khăn trong ăn uống, dẫn đến sức khỏe giảm sút.
  • Các khối u vùng miệng gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
  • Người bệnh gặp khó khăn trong việc nói và cử động cơ thể…

3. Bệnh ung thư khoang miệng có chữa được không?

Ung thư khoang miệng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả xấu. Bệnh di căn ở giai đoạn muộn và gây tử vong.  Tuy nhiên nếu phát hiện sớm, sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Các chuyên gia đầu ngành trả lời được câu hỏi: Ung thư khoang miệng có chữa được không là hoàn toàn có thể. Bệnh ung thư khoang miệng có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng phương pháp phẫu thuật khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm. 

Theo thống kê, phẫu thuật thành công tỷ lệ sống của bệnh nhân trên 5 năm chiếm hơn 85%. Đây là một con số khá khả quan so với các bệnh ung thư khác. 

4. Những dấu hiệu “chỉ điểm” bệnh ung thư khoang miệng ở giai đoạn sớm

Ở giai đoạn đầu, bệnh có triệu chứng gần giống với các bệnh lý răng miệng thông thường. Cũng chính vì lý do đó, một bộ phận lớn bệnh nhân chủ quan, coi thường. Cách tốt nhất để dự phòng bệnh hoặc phát hiện bệnh giai đoạn sớm, là đến gặp bác sĩ khi có những nghi ngờ trong khoang miệng.

Một số dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh được thống kê sau đây:

4.1. Xuất hiện đốm đỏ, trắng – Phát hiện sớm sẽ có câu trả lời cho ung thư khoang miệng có chữa được không?

Khi trong miệng hoặc họng xuất hiện những vết loét đóng vảy, đốm đỏ hoặc trắng. Hay những nốt giống như nhiệt miệng nhưng 2 tuần vẫn không lành. Đây có thể là 1 dấu hiệu rất sớm cảnh báo bệnh. 

4.2. Các u nhỏ hình thành

Các khối u nhỏ hình thành trong khoang miệng. Lớp niêm mạc miệng bị dày lên. 

4.3. Xuất hiện sự ăn mòn xung quanh khu vực môi, lợi

Các mô bề mặt trên môi và lợi bị mòn đi khi bị bệnh ung thư khoang miệng. Dẫn đến dần dần bạn sẽ mất đi mô ở những bộ phận này.

4.4. Mất cảm giác vùng miệng

Bạn thấy bị tê, không cảm giác được vị thức ăn, giảm cảm giác phân biệt nóng lạnh. Đây được liệt kê là một trong những triệu chứng chính của bệnh. 

4.5. Xuất hiện các vết loét trong lưỡi, niêm mạc miệng – Phát hiện sớm sẽ có câu trả lời cho ung thư khoang miệng có chữa được không?

Giai đoạn đầu, có thể các vết loét không gây đau nhiều. Với sự tiến triển của bệnh, những vết loét này không lành, gây đau nhiều cho người bệnh. Người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống, khi vết loét va chạm gây đau đớn và chảy máu. 

dấu hiệu ung thư khoang miệng

Những tổn thương như nhiệt miệng lâu trên 2 tuần cảnh báo nguy cơ ung thư khoang miệng

4.6. Hôi miệng và sâu răng

Dưới sự ảnh hưởng của bệnh, dẫn đến người bệnh bị sâu răng, răng lung lay, mất răng và hôi miệng. Triệu chứng này rất dễ gây nhầm lẫn với bệnh răng miệng thông thường.

4.7. Bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ

Bệnh lan ra và ảnh hưởng đến cổ họng nên người bệnh sẽ khó nói, khó phát âm. Chất lượng giọng nói cũng sẽ bị thay đổi do các khối u gây chèn ép. 

4.8. Người bệnh bị sụt cân rất nhiều

Ở tất cả các bệnh nhân mắc ung thư, sụt cân là một triệu chứng phổ biến. Ung thư khoang miệng, tình trạng sụt cân còn nghiêm trọng hơn. Do ở vùng miệng nên bệnh nhân khó khăn trong ăn uống.

5. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư khoang miệng

Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa rõ nguyên nhân nào gây ra bệnh. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ cao dẫn đến ung thư miệng đã được thống kê.

Thuốc lá – nguyên nhân chính gây ung thư vùng đầu cổ trong đó có ung thư khoang miệng

Uống nhiều rượu bia. Có đến gần 80% bệnh nhân bị bệnh này có sử dụng rượu bia. Nếu bạn vừa hút thuốc lá vừa uống rượu bia thì rủi ro mắc bệnh càng cao hơn nữa.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Tiếp xúc trong thời điểm tia UV cao (giữa trưa) sẽ tăng nguy cơ bị ung thư môi. 

Yếu tố tuổi tác và giới tính

Những người trên 45 tuổi sẽ có nguy cơ cao hơn bị mắc bệnh ung thư này. Tỷ lệ nam giới bị bệnh cao hơn phụ nữ. Tuy nhiên, những thập kỷ gần đây do số lượng phụ nữ hút thuốc gia tăng nên số lượng người mắc bệnh là phụ nữ cũng cao hơn.

Nhiễm virus HPV – nguyên nhân chính gây ung thư khoang miệng

70% ung thư khoang miệng có sự hiện diện của HPV, trong đó có 44% tuýp HPV nguy cơ cao (tuýp 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 53, 56, 58, 59, 66).

ung thư khoang miệng

70% ung thư khoang miệng có sự hiện diện của HPV

6. Phòng ngừa bệnh ung thư khoang miệng hiệu quả

Bệnh có thể phòng ngừa được, nhờ loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Các chuyên gia đã chỉ ra các cách phòng bệnh hiệu quả như sau;

Thực hiện không hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia.

Ánh nắng mặt trời rất có hại, nhất là thời điểm buổi trưa, nên hạn chế tiếp xúc khoảng thời gian này. 

Thực hành vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách.

Nên khám định kỳ răng hàm mặt hoặc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần.

Không nên ăn trầu.

Tiêm vắc xin phòng ngừa virus HPV, không quan hệ tình dục đường miệng.

Có lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao, ăn uống khoa học, tăng cường rau xanh và trái cây. 

Bệnh ung thư khoang miệng có thể phòng tránh được. Nếu chẳng may mắc phải căn bệnh này và hoang mang ung thư khoang miệng có chữa được không. Thì câu trả lời của bác sĩ là chữa khỏi được bệnh hoàn toàn với điều kiện phải phát hiện ra bệnh ở giai đoạn sớm. Do vậy, bạn không được chủ quan với bất cứ một dấu hiệu bất thường nào ở khoang miệng, để không phải hối tiếc đến viện khi quá muộn. 

 

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital