Tắc vòi trứng có thai được không là thắc mắc của không ít chị em khi bị tắc vòi trứng. Đây là bệnh phụ khoa mà nhiều chị em mắc phải và là thủ phạm gây nên bệnh vô sinh ở nữ giới. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh lý này và giải đáp thắc mắc qua bài viết sau.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu chung về bệnh lý tắc vòi trứng
1.1 Khái niệm vòi trứng là gì?
Vòi trứng (ống dẫn trứng) là bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh sản của phụ nữ. Bộ phận này ở dạng ống dài khoảng 10cm và đường kính 1mm, có chức năng là dẫn noãn từ buồng trứng tới tử cung.
Vòi trứng bao gồm 2 đầu: một đầu hở mở vào bên trong ổ bụng để đón noãn cầu vào tử cung; một đầu còn lại thì thông với tử cung.
Đây là vị trí mà trứng và tinh trứng gặp nhau để thụ thai rồi đưa vào tử cung của phụ nữ. Chính vì có vai trò vô cùng quan trọng cho quá trình sinh sản cho nên khi bộ phận này gặp vấn đề gì thì sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
1.2 Thế nào thì gọi là tắc vòi trứng?
Trước khi giải đáp thắc mắc “Tắc vòi trứng có mang thai được không?” thì chúng ta cần nắm rõ được căn bệnh này.
Tắc vòi trứng là hiện tượng mà vòi trứng bị hẹp, dính, tắc lại khiến cho con đường trứng gặp tinh trùng bị cản trở. Trong trường hợp mà vòi trứng bị hẹp, lúc này phôi thai không thể di chuyển xuống tử cung do ống dẫn trứng bị hẹp.
Chính điều này sẽ dẫn đến hiện tượng thai ngoài tử cung, ống dẫn trứng bị dính, tắc cũng gây nên việc khó có con.
Như vậy, có thể thấy rằng, có 2 dạng tắc vòi trứng.
– Tắc vòi trứng một bên: Khả năng thụ thai bị giảm đi một nửa nhưng người bệnh vẫn có khả năng có con.
– Tắc vòi trứng hoàn toàn cả hai bên: Với dạng tắc này, khả năng thụ thai rất khó có thể xảy ra.
2. Tắc vòi trứng là do những nguyên nhân nào gây ra?
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tắc vòi trứng, dưới đây là các nguyên nhân chính mà chị em cần lưu ý:
2.1 Tắc vòi trứng do nhiễm trùng vùng kín
Khi vùng kín bị viêm nhiễm sẽ gây ra những vết sẹo, mô sẹo ở vòi trứng. Những vết sẹo này có thể gây ra hiện tượng chít hẹp ống dẫn trứng, khiến cho trứng khó di chuyển về tử cung.
2.2 Việc vệ sinh vùng kín chưa đúng phương pháp
Việc vệ sinh vùng kín chưa đúng cách, không đảm bảo vệ sinh, thụt rửa quá sâu vào âm đạo có thể gây nên hiện tượng bí tắc vòi trứng. Bên cạnh đó, việc vệ sinh không sạch sẽ cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tấn công vào vùng kín và gây bệnh.
2.3 Bệnh viêm đường tiết niệu
Phụ nữ bị mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm niệu đạo, viêm bàng quang… đều có nguy cơ cao bị tắc vòi trứng do vi khuẩn có thể lây lan, tấn công từ đường tiết niệu sang vòi trứng và gây viêm nhiễm.
2.4 Nạo, phá thai nhiều lần
Việc nạo, phá thai hay thực hiện các thủ thuật có liên quan đến tử cung đều có thể gây ra những tổn thương ở vòi trứng, đây là tác nhân gây bệnh phát triển.
2.5 Vòi trứng có khối u bất thường
Các khối u xuất hiện ở bên trong buồng trứng chứa dịch hoặc chất rắn, cư trú tại đây sẽ gây cản trở quá trình di chuyển của trứng vào tử cung.
2.6 Tắc vòi trứng bẩm sinh
Đây là hiện tượng mà các bé gái mới sinh ra đã bị khuyết một hoặc toàn bộ vòi trứng. Khi trưởng thành, quá trình thụ tinh vẫn diễn ra bình thường nhưng trứng khó có thể đi vào tử cung, dẫn đến việc vô sinh, hiếm muộn.
3. Tắc vòi trứng có thai được không, khi nào cần đi khám vòi trứng?
Đây là thắc mắc và là nỗi lo lắng của nhiều chị em khi bị tắc vòi trứng. Có nhiều ý kiến cho rằng tắc vòi trứng vẫn có thai bình thường, nhưng cũng có ý kiến khẳng định tắc vòi trứng thì không thể có thai. Vậy đâu mới là ý kiến đúng?
Theo ý kiến của các bác sĩ Sản khoa, bị tắc vòi trứng có thai được hay không còn phụ thuộc vào mức độ bị bệnh, tình trạng bệnh của mỗi người.
– Nếu người bệnh bị tắc vòi trứng: Khi bị tắc 1 bên vòi trứng thì bên còn lại vẫn có khả năng hoạt động bình thường. Do đó, trong trường hợp này, tắc vòi trứng vẫn có thể có thai được nhưng khả năng có thai chỉ ở mức 50%. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm thì vòi trứng bị tắc sẽ gây viêm nhiễm và lây sang cả bên vòi trứng còn lại.
– Trường hợp người bệnh tắc cả hai bên vòi trứng: Ở trường hợp này, khả năng có thai là rất thấp. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở khám chữa bệnh để được điều trị kịp thời.
– Để kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình, kịp thời phát hiện các bất thường của cơ thể, chị em cần phải thực hiện khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm.
Nếu bị tắc vòi trứng thì chị em vẫn có thể có thai nhưng tỷ lệ không cao, nếu để tình trạng này kéo dài và không được điều trị kịp thời thì nguy cơ bị vô sinh, hiếm muộn là rất cao. Do đó, chị em cần theo dõi sức khỏe, khám định kỳ hàng năm để có thể kịp thời điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.