Polyp dạ dày nguyên nhân do đâu, phòng tránh như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ 

Chu Xuân Hưng

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Polyp dạ dày là một hiện tượng cực kỳ phổ biến, thuộc các bệnh về đường tiêu hóa. Bài viết hôm nay sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về câu hỏi “Polyp dạ dày nguyên nhân do đâu, phòng tránh như thế nào?”.

1.Nguyên nhân hình thành polyp dạ dày?

1.1. Polyp dạ dày là gì?

Polyp dạ dày là những khối tế bào được hình thành ở bề mặt lớp niêm mạc bên trong dạ dày. Thông thường, các khối này lành tính, không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng chúng có nguy cơ cao gây ra các biến chứng nguy hiểm, một số loại có nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.

 polyp dạ dày nguyên nhân

Hình ảnh polyp dạ dày

1.2. Polyp dạ dày nguyên nhân do đâu – Giải đáp

Cơ chế hình thành polyp là niêm mạc hình thành các phản ứng trước những tổn thương dạ dày gặp phải. Những lý do sau giải thích nguyên nhân dẫn đến polyp dạ dày:

– Polyp hình thành do viêm dạ dày mạn tính: Bệnh viêm dạ dày mạn tính còn gây nên u tuyến tăng sản. Đa số các u này không dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, cần cảnh giác với nguy hiểm tiềm ẩn từ những khối u trên 1cm.

– Polyp do di truyền: Còn được gọi là bệnh đa polyp gia đình. Hội chứng này di truyền và khá hiếm gặp. Một số tế bào nhất định ở niêm mạc bên trong dạ dày hình thành nên polyp (polyp tuyến cơ). Bệnh đa polyp tuyến gia đình có thể gây ra u tuyến.

– Polyp do lạm dụng một số loại thuốc dạ dày: Polyp tuyến cơ hay gặp phải ở những người thường xuyên sử dụng các loại thuốc ức chế bơm Proton để giảm tiết axit dạ dày. Tuy nhiên các polyp này thường nhỏ và không đáng lo ngại.

1.3. Polyp dạ dày nguyên nhân do đâu – Những đối tượng dễ mắc polyp dạ dày

Polyp dạ dày xảy ra cả ở nam và nữ, ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, người trên 45 tuổi thường dễ mắc phải hơn. Ngoài ra, dạng polyp dạ dày gây ra bởi  lạm dụng thuốc thường xảy ra ở những bệnh nhân sử dụng bơm proton để điều trị viêm dạ dày. Bên cạnh đó, nhiễm khuẩn HP trong dạ dày của bệnh nhân cũng làm tăng nguy cơ phát triển polyp trong dạ dày. Người ít vận động hoặc có thói quen hút thuốc cũng là đối tượng dễ mắc polyp dạ dày.

2. Các loại polyp dạ dày

Polyp dạ dày chia thành ba loại chính: Polyp tuyến đáy vị, polyp tăng sản, polyp u tuyến

2.1. Polyp tuyến đáy vị

Polyp tuyến đáy vị là polyp phổ biến, thường xuất hiện ở phần trên hoặc dưới đáy dạ dày. Chúng có thể được nhìn thấy thông qua nội soi, có kích thước nhỏ, phẳng hoặc nhô cao. Đây là loại polyp khá lành tính. Thông thường chúng hiếm khi phát triển thành ung thư dạ dày.

Polyp tuyến đáy vị thường liên quan đến việc dùng thuốc ức chế bơm proton lâu ngày. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh ngưng dùng thuốc.

2.2. Polyp tăng sản

Khối tế bào thường xuất hiện ở dạng cuống hoặc không cuống. Đường kính của chúng thường nhỏ hơn 2cm. Chúng phát triển theo từng chùm và nằm rải rác khắp nơi trong dạ dày. Đây là loại polyp dạ dày phổ biến thứ hai sau polyp tuyến đáy vị.

Về mặt mô học, polyp tăng sản là sự gia tăng của các tế bào Foveolar tại bề mặt. Từ đó, chúng tạo ra các hình xoắn ốc kéo dài và đi sâu vào lớp đệm. Chúng có thể chứa tuyến môn vị, tế bào chính, tế bào thành đồng thời biểu hiện mô học có khả năng trùng lặp với các khối u phổi lành tính (Hamartomas) và tình trạng viêm.

Tình trạng này có thể dẫn đến tình trạng biểu mô bề mặt bị bào mòn hoặc loét dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. Điều đó là lý do tại sao khối tế bào này liên quan đến chứng rối loạn gây viêm hoặc kích thích bao tử (viêm dạ dày mãn tính, viêm dạ dày do HP, thiếu máu ác tính,…)

Thường thì nguy cơ dẫn đến ung thư của polyp tăng sản không cao. Tuy nhiên nếu có thì khả năng dẫn đến u ác tính trên niêm mạc dạ dày khá lớn. Trường hợp này bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết các vùng niêm mạc xung quanh polyp.

2.3. Polyp u tuyến:

Đây là loại polyp thường được tìm thấy ở đáy bao tử, là khởi đầu cho ung thư dạ dày. Polyp này được phân loại tương tự u tuyến ở đại trạng dạng hình ống, nhung mao và nhánh nếu xét về mặt mô học.

Polyp u tuyến thường không có cuống và kích thước khá lớn. Chúng có khả năng ảnh hưởng đến tình trạng viêm dạ dày thể teo và chuyển sản ruột. Ngoài ra, polyp u tuyến lớn hơn 2cm với mô học dạng nhung mao có nguy cơ dẫn đến ung thư. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán polyp dạ dày có nguyên nhân bắt đầu từ đâu, xác định hướng điều trị. Thường thì các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ các polyp để hạn chế nguy cơ ung thư.

3. Chẩn đoán và chữa trị polyp dạ dày

3.1. Chẩn đoán

Thông thường, polyp dạ dày được phát hiện khá tình cờ trong một cuộc nội soi dạ dày cho một bệnh khác. Mặc dù đa số polyp dạ dày không dẫn đến ung thư, tuy nhiên cần đảm bảo kiểm tra kĩ để phát hiện tế bào ung thư sớm. Khi thấy bất thường thì phải sinh thiết trong khi nội soi để xét nghiệm mô bệnh học, tìm ra nguy cơ ung thư.

3.2. Cách chữa trị polyp dạ dày

Việc điều trị phụ thuộc vào việc chẩn đoán được polyp dạ dày nguyên nhân do đâu, từng loại và kích thước như thế nào.

Cắt polyp dạ dày: Các polyp dạ dày kích thước lớn thường có nguy cơ phát triển thành ung thư. Chính vì vậy, khi gặp các polyp lớn, các bác sĩ sẽ quyết định cắt bỏ ngay lập tức.

– Polyp tuyến đáy vị: Nếu các polyp không kèm dấu hiệu bất thường nào thì bác sĩ thường không cần điều trị bổ sung. Bác sĩ chỉ cắt những polyp có kích thước lớn.

– Polyp tăng sản: Polyp tăng sản thường chỉ được xét nghiệm, đặc biệt là đối với người nhiễm khuẩn H. pylori. Trong một vài trường hợp, người bệnh sẽ được nội soi sau một năm. Sau thời gian này nếu còn tồn tại polyp hoặc thấy loạn sản trong sinh thiết thì mới bắt đầu cắt bỏ

– Polyp u tuyến: Loại này có nguy cơ rất cao phát triển thành ung thư nên thường được cắt bỏ. Nếu không cắt được hoàn toàn trong lần đầu tiên thì bác sĩ sẽ lặp lại trong vòng 6-12 tháng. Ngoài ra quá trình kiểm tra và sinh thiết khu vực xung quanh sẽ được thực hiện để theo dõi tế bào ung thư hoặc loạn sản khác.

Khi polyp xuất hiện dày đặc,  bác sĩ phải áp dụng phẫu thuật cắt bỏ dạ dày.

Hình ảnh các bác sĩ tiến hành nội soi polyp dạ dày

Hình ảnh các bác sĩ tiến hành nội soi polyp dạ dày

Điều trị nhiễm trùng: Nếu bác sĩ nhận thấy nhiễm trùng hoặc viêm cùng khối u thì sẽ tiến hành kê thuốc điều trị. Một số trường hợp tiêu biểu là chữa các trường hợp nhiễm H.pylori

4. Phòng tránh polyp dạ dày như thế nào?

Mặc dù polyp dạ dày có xuất phát là trạng thái lành tính, về lâu dài chúng có khả năng gây ung thư. Do đó việc phòng ngừa sớm là cực kì cần thiết. Một số biện pháp như sau:

Khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo sức khỏe và phát hiện sớm.

– Kiểm soát các nguyên nhân gây polyp dạ dày

– Hạn chế tối đa sử dụng thuốc ức chế bơm proton, chỉ dung trong liều lượng bác sĩ chỉ định.

– Đảm bảo duy trì chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất, điều độ để tránh các tình trạng khó tiêu, dạ dày trào ngược,…

Chế độ ăn uống hợp lý góp phần phòng tránh polyp dạ dày

Chế độ ăn uống hợp lý góp phần phòng tránh polyp dạ dày

Trên đây là toàn bộ thông tin tổng quan về polyp dạ dày và trả lời thắc mắc “polyp dạ dày nguyên nhân do đâu, phòng tránh thế nào”. Hy vọng bài viết này hữu ích với quý độc giả, giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital