Sán lá gan được Tổ chức Y tế Thế giới(WHO) xếp vào danh sách những bệnh nhiệt đới ít được quan tâm và cần loại trừ. Đây là căn nguyên của nhiều bệnh với các biểu hiện như: đau bụng, mệt mỏi… có thể dẫn tới biến chứng nghiêm trọng như ung thư đường mật hay xơ gan mật. Thuốc sán lá gan là một trong số những cách để bệnh nhân xử lý sớm tình trạng bệnh và tránh những nguy cơ xảy ra.
Menu xem nhanh:
1. Sán lá gan và những thông tin cơ bản về bệnh
1.1 Khái niệm bệnh sán lá gan là gì?
Sán lá gan là tình trạng bệnh nhiễm ký sinh trùng đường mật, phát sinh khi vật chủ ăn phải thực phẩm có sán lá và bị nhiễm bệnh, vật chủ có thể là con người, động vật ăn cỏ…
Sán lá gan có kích thước khoảng 30×10-12mm và đối với con người, sán ký sinh ở gan mật và một số ít trường hợp ký sinh ở da hoặc cơ. Sán trưởng thành có thể đẻ trứng từ đường mật đến ruột và ra ngoài theo phân với kích cỡ khoảng 140x80mm.
Trứng sán lá gan có thể nở ra ống trùng bám vào rau ở dưới nước và nếu uống phải dòng nước này có thể nhiễm sán lá gan lớn.
Bệnh sán lá gan được phân chia thành: sán lá gan nhỏ hoặc sán lá gan lớn. Hiện nay, đa số người bệnh mắc phải sán lá gan lớn ở miền Bắc, sán lá gan nhỏ thường ở miền Trung hoặc miền Nam. Đa số bệnh nhân dùng thuốc sán lá gan trong điều trị bệnh.
1.2 Nguyên nhân gây bệnh sán lá gan phổ biến
Thói quen ăn uống chính là nguyên nhân gây bệnh sán lá gan hàng đầu. Người bệnh ăn phải những loại rau mọc dưới nước(rau cần, rau cải xoong, rau nhút…) có ấu trùng sán chưa nấu chín có thể khiến sán xâm nhập và gây bệnh.
Bên cạnh đó, việc ăn những thực phẩm tái chế biến từ cá, bò, tôm; sushi, sashimi… hay nếp sống vệ sinh kém và chất thải bừa bãi có thể làm tăng nguy cơ nhiễm sán. Những môi trường thiếu vệ sinh và phóng uế bừa bãi với rác thải nhiều là điều kiện lý tưởng để sán sinh sôi và xâm nhập vào cơ thể người.
1.3 Những giai đoạn hình thành và phát triển sán lá gan
– Xâm nhập vào cơ thể và ủ bệnh: thời gian khoảng từ 4 đến 7 ngày sau khi tiếp xúc với ký sinh trùng và tùy theo số lượng và đáp ứng của vật chủ mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau.
– Xâm nhập đường mật: Sán sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ vào gan và phát triển thành sán trưởng thành rồi di chuyển xuống mật và gây bệnh khi đào thải chất thải qua gan và mật khiến ống mật tắc nghẽn và viêm ống mật, giai đoạn này diễn ra khoảng vài tháng.
1.4 Những dấu hiệu của bệnh sán lá gan ở người
Đau vùng thường vị(hạ sườn phải) và gan sưng kèm theo tiêu hóa kém là biểu hiện phổ biến của nhiễm sán lá gan. Một số trường hợp, người bệnh không cảm thấy triệu chứng bất thường hoặc có dấu hiệu bị nhiễm trùng.
Những triệu chứng có thể thay đổi tùy theo lượng ấu trùng nhiễm phải hoặc người bệnh có thể gặp phải triệu chứng trong giai đoạn sau khi sán lá gan di chuyển đến khoang bụng, ruột và gan hoặc ống mật.
Bên cạnh đó, những triệu chứng khác nguy hiểm hơn có thể gặp phải là: gan to, ngứa, sốt, tăng bạch cầu ái toan, đau bụng, khó chịu…
2. Điều trị sán lá gan với thuốc và những lưu ý quan trọng
2.1 Phương pháp điều trị đặc hiệu sán lá gan với thuốc
Thuốc sán lá gan điều trị đặc hiệu hiện nay được dùng với liều lượng là 10mg/cân nặng với một liều duy nhất uống sau khi ăn no với nước sôi để nguội.
Người bệnh mắc bệnh cấp tính như: phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú hoặc người bệnh mẫn cảm với một trong số các thành phần của thuốc, người đang bị bệnh mạn tính về gan, tim, thận… thì cần tham khảo chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như: đau hạ sườn phải âm ỉ hoặc theo cơn, sốt nhẹ, buồn nôn hoặc nôn, đau đầu, mẩn ngứa…
Khi gặp phải những tác dụng phụ này nhưng không nghiêm trọng, người bệnh có thể theo dõi mà không cần xử trí. Nhưng nếu nghiêm trọng, bạn cần: uống thuốc đau đầu/hạ sốt/chống dị ứng, xử lý theo triệu chứng…
2.2 Phương pháp điều trị hỗ trợ và đánh giá kết quả sán lá gan với thuốc
Người bệnh có thể sử dụng kháng sinh nếu có bội nhiễm. Trường hợp có áp xe gan >6cm và điều trị bằng thuốc với hướng dẫn mà không hiệu quả có thể phối hợp chọc hút ổ áp xe.
Đối với bệnh nhân điều trị sán lá gan cần theo dõi khoảng 3 ngày kể từ thời điểm sử dụng thuốc và khám định kỳ 3-6 tháng để đánh giá tình trạng bệnh với những chỉ số sau:
– Đánh giá số lượng bạch cầu ái toan giảm hay bình thường
– Đánh giá những triệu chứng lâm sàng còn hay đã hết
– Siêu âm gan để đánh giá tổn thương ở gan
– Xét nghiệm phân hay dịch mật để đánh giá còn trứng sán lá gan hay không.
Nếu tình trạng bệnh không giảm cần điều trị với liều thuốc sán lá gan khác theo chỉ định của bác sĩ.
3. Làm thế nào để phòng chống bệnh sán lá gan
Thói quen ăn uống và sinh hoạt chính là nguyên nhân nhiễm sán lá gan hàng đầu nên để phòng bệnh, mỗi người cần nâng cao ý thức khi ăn uống và kiểm soát sinh hoạt. Cụ thể, mỗi người cần phòng chống sán lá gan thông qua:
– Không ăn quá nhiều các loại rau mọc dưới nước, rửa sạch trước khi ăn những loại rau này.
– Không uống nước lã, nước chưa được đun sôi hoặc lọc kĩ.
– Nếu nghi ngờ bản thân nhiễm sán lá gan cần đến các cơ sở y tế để được khám và chữa trị sớm nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chủ động phát hiện và điều trị sớm sán lá gan để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với sức khỏe của bản thân.
Thuốc sán lá gan được xem là phác đồ điều trị bệnh đặc hiệu, tuy nhiên, bạn không nên tùy tiện uống mà không có chỉ định của bác sĩ, cần thăm khám và nghe tư vấn để có hướng điều trị phù hợp nhất.