Mức độ nguy hiểm của sán lá gan và hướng khắc phục hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ

Lê Xuân Thắng

Trưởng Đơn vị Thăm dò chức năng - Nội soi tiêu hóa

Sán lá gan ở người là bệnh lý nguy hiểm với hai dạng: sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn. Căn bệnh này không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng có thể là nguyên nhân dẫn tới nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe nặng nề. Vậy mức độ nguy hiểm của sán lá gan là thế nào và phương pháp để ngăn chặn nguy cơ xảy ra là gì?

1. Khái quát sơ lược về bệnh sán lá gan ở người

Sán lá gan nhỏ là căn bệnh gây nên do loài sán Clonorchis sinensis hoặc Opisthorchis viverrini, trong khi đó sán lá gan lớn gây nên bởi sán Fasciola gigantica.

Sán lá gan là những ký sinh trùng có chu kỳ sống tương đối phức tạp và trải qua thời gian, chúng ký sinh lên nhiều vật chủ. Chúng có thể ký sinh trong cơ thể người hoặc động vật, sau đó đẻ trứng và theo ống mật xuống ruột sau đó ra ngoài theo phân.

Nếu gặp phải môi trường nước, trứng có thể nở ra thành ấu trùng và ký sinh vào ốc cùng những loại rau dưới nước. Nếu ăn phải những loại rau này hoặc uống nước chứa loại sán này có thể mắc bệnh.

Mức độ nguy hiểm của sán lá gan

Một trong những nguyên nhân dẫn tới sán lá gan là không may uống phải nước chứa ấu trùng sán lá

Chu kỳ sống của sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn tương tự nhau nhưng khi phát triển thành ấu trùng đuôi, sán lá gan nhỏ có thể bám vào thực vật thủy sinh và xâm nhập đến cá nước ngọt.

Nếu cá hoặc thực vật thủy sinh chưa được nấu chín hoặc chế biến kĩ, người bệnh có thể mắc sán lá. Do đó, nguồn nước và nguồn thức ăn nạp vào cơ thể cần được vệ sinh kỹ lưỡng.

2. Đánh giá chung về bệnh sán lá gan

2.1 Đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh sán lá gan lớn

Sán lá gan là căn bệnh phổ biến không chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới. Căn bệnh này có tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ cao hơn, đặc biệt với những đối tượng ăn đồ sống, đồ chưa nấu chín hoàn toàn…

Sán lá gan ở người vô cùng nguy hiểm với những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Nếu mắc sán lá gan lớn, chúng có thể xâm nhập vào dạ dày, tá tràng sau đó giải phóng ấu trùng.

Dần dần chúng có thể du chuyển đến ổ bụng và kí sinh ở ga, chúng tiết ra nhiều chất độc có thể phá hủy nhu mô gan dẫn tới áp xe gan. Sau một thời gian, sán sẽ tấn công đến đường mật và đẻ trứng.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sán lá gan có thể dẫn tới ung thư đường mật và một số trường hợp có thể gây bệnh về da, khớp, cơ, vú, đại tràng, dạ dày…

2.2 Đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh sán lá gan nhỏ

Sán lá gan nhỏ khi xâm nhập vào nhu mô gan có thể trưởng thành và đẻ trứng ở đường dẫn mật.

Nếu không may ăn phải cá có nang sán, trong khoảng một tháng chúng có thể đẻ trứng và sinh sôi trong cơ thể người bệnh. Sán ký sinh ở ống dẫn mật trong gan và mỗi con sán nhỏ sẽ có 2 mồm hít bám chặt lấy gan để hút thức ảnh và gây tổn thương gan.

Mức độ nguy hiểm của sán lá gan nhỏ

Đặc điểm nổi bật của sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ

Từ đó, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm về sức khỏe, đặc biệt là gan và ống mật như: xơ gan, xơ cứng ống mật, tắc mật…

Nếu để kéo dài, sán lá gan có thể gây biến chứng: áp xe gan thoái hóa, xơ gan cổ trướng… với nguy cơ tử vong cao.

3. Các phương pháp ngăn chặn và điều trị bệnh sán lá gan ở người

3.1 Ngăn chặn nguy cơ ấu trùng sán lá gan xâm nhập vào cơ thể người

Để có thể tiêu diệt sớm sán lá gan cần ngăn chặn sự phát triển của ấu trùng này. Đặc biệt là ngăn chặn sán lá gan xâm nhập vào cơ thể thông qua ăn uống. Người bệnh cần phòng chống sán lá gan thông qua:

– Ăn chín uống sôi, không ăn đồ chưa chế biến kỹ hoặc còn sống, đặc biệt là cá và rau thủy sinh

– Những loại rau thủy sinh – rau mọc dưới nước như: rau cần, rau xà lách xoong, rau muống, ngó sen… cần làm chín trước khi ăn bởi ấu trùng sán lá gan có thể bám chặt vào rau nên dù có rửa kỹ cũng không thể loại bỏ hoàn toàn nang sán.

Đồng thời, để bảo vệ sức khỏe gan cũng như cơ thể, người bệnh cần lưu ý những triệu chứng tiêu hóa bất thường gặp phải để có biện pháp xử lý sớm nhất. Tránh sán lá gan sinh sôi phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe.

3.2 Phát hiện và điều trị sớm bệnh sán lá gan

Phát hiện và điều trị sớm sán lá gan cũng là cách để người bệnh loại bỏ nguy cơ bệnh ngay từ ban đầu. Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa được xem là cách hiệu quả để người bệnh hiểu được trạng thái cơ thể mình.

Khi thấy những dấu hiệu lạ nghi ngờ bệnh sán lá gan như: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, gầy yếu, chán ăn… Hoặc những biểu hiện nặng hơn như: vàng da, sạm da, toàn thân phù nề, đôi khi sốt cao… thì cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng.

Mức độ nguy hiểm của sán lá gan qua đánh giá của chuyên gia

Bệnh nhân thăm khám gan mật tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI

Càng để tình trạng sán kéo dài, những tổn thương do căn bệnh này gây ra càng nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nếu phát hiện và đáp ứng thuốc tốt, người bệnh có thể được chữa bệnh khỏi hoàn toàn nhanh chóng.

Bên cạnh việc bảo vệ cơ thể thông qua ăn uống, sinh hoạt và điều trị; người bệnh cũng cần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh nơi sống, môi trường, đảm bảo nơi sống vệ sinh và an toàn.

Trên đây là những thông tin quan trọng về mức độ nguy hiểm của sán lá gan người bệnh cần biết và có ý thức phòng ngừa sớm. Bất kì bệnh lý nào nếu để kéo dài để có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe do đó bạn nên thăm khám sớm để tránh bệnh lây lan.

Ngoài ra, bạn cũng nên thăm khám tại những cơ sở y tế có chuyên khoa Ký sinh trùng uy tín mà không nên tùy ý điều trị ở ngoài. Bởi sử dụng thuốc không phù hợp với bệnh hoặc quá liều có thể dẫn tới ngộ độc và biến chứng suốt đời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital