Chào bạn!
Với câu hỏi của bạn, tôi xin được giải đáp như sau:
Viêm Amidan thường dẫn đến tình trạng đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như tâm lý của người bệnh. Do đó, nhiều bệnh nhân nghĩ đến việc cắt bỏ Amidan để ngăn ngừa tình trạng tái phát. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc cắt Amidan là phương pháp điều trị cuối cùng khi các biện pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả.
Việc cắt Amidan chỉ được cân nhắc và chỉ định cho các trường hợp như:
– Viêm Amidan tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi dù đã áp dụng các biện pháp điều trị.
– Bệnh tái phát kèm theo các dấu hiệu viêm hạch đau đớn ở cổ. Đây có thể là dấu hiệu nhận biết của tình trạng ung thư Amidan. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
– Viêm Amidan hốc mủ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như áp xe quanh Amidan, ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp, gây khó thở hoặc ngừng thở đột ngột. Tình trạng này đôi khi cần nhập viên điều trị để tránh gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
– Bệnh có dấu hiệu chuyển biến nặng, làm tắc nghẽn phổi hoặc khiến bệnh nhân khó thở, khó nuốt, ảnh hưởng đến giấc ngủ,…
Amidan đóng vai trò như một phòng tuyến bảo vệ hệ thống miễn dịch, chống lại các tổn thương đến vòm họng và hệ thống hô hấp. Do đó, việc cắt Amidan có thể cần đến một số ảnh hưởng và biến chứng bao gồm:
– Gây suy giảm hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của cơ thể, đặc biệt là ở trẻ em.
– Bệnh nhân trên 45 tuổi nên cân nhắc khi được đề nghị cắt Amidan. Biến chứng phổ biến thường bao gồm chảy nhiều máu do Amidan xơ dính.
– Người có bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao nên cân nhắc khi thực hiện cắt Amidan.
– Có thể dẫn đến tử vong do xuất huyết trong và sau khi cắt Amidan.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại gửi câu hỏi về cho chúng tôi để được giải đáp nhé!