Điều trị viêm Amidan mủ hiệu quả bằng cách nào?

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Viêm Amidan hốc mủ nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Vậy điều trị viêm Amidan mủ bằng cách nào?

1. Viêm Amidan hốc mủ là tình trạng gì?

Amidan là 2 khối màu hồng nằm giữa đường ăn uống và đường hô hấp của con người. Nhiệm vụ của Amidan là sản xuất ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của những tác nhân gây hại. Cấu trúc của Amidan có nhiều ngóc ngách, khiến cho thức ăn dễ bám lại, từ đó vi khuẩn từ đó thuận lợi sinh sôi và gây bệnh. Các hốc mủ này sẽ vón thành cục trong như bã đậu, màu xanh lấm tấm và có tên là viêm amidan hốc mủ. Mặc dù đây là bệnh về đường hô hấp nhưng theo nghiên cứu cho thấy rằng, bệnh này sẽ không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.

Cấu trúc của Amidan có nhiều ngóc ngách, khiến vi khuẩn sinh sôi và các hốc mủ bã đậu sẽ hình thành

Cấu trúc của Amidan có nhiều ngóc ngách, khiến vi khuẩn sinh sôi và các hốc mủ bã đậu sẽ hình thành

2. Triệu chứng viêm Amidan hốc mủ

Người có Amidan hốc mủ sẽ có những triệu chứng sau:

– Phần âm thanh bị ảnh hưởng: Tiếng khàn hoặc thậm chí mất tiếng.

– Bị ho khan hoặc có đờm khi ho, rất khó để khạc nhỏ hay nuốt đờm.

– Họng bị tổn thương, bị đau rát.

– Có thể bị sốt.

– Khi ho hay hắt hơi sẽ thấy những hạt nhỏ lấm tấm trắng, có mùi hôi.

– Khi quan sát Amidan sẽ thấy hốc Amidan có mủ trắng.

– Hơi thở có mùi dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách.

– Cơ thể mệt mỏi, gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống.

3. Nguyên nhân gây nên viêm Amidan hốc mủ

Bệnh lý Amidan hốc mủ do một số nguyên nhân sau:

– Có vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp.

– Người bệnh bị viêm Amidan cấp tính tuy nhiên không được điều trị triệt để.

– Do các yếu tố môi trường: thời tiết trở lạnh, thay đổi thất thường, độ ẩm thay đổi…

– Có lối sống không lành mạnh: thức khuya, ăn uống không khoa học, ăn nhiều đồ cay nóng, uống rượu bia, dùng chất kích thích…

Thời tiết thay đổi đôt ngột là một trong những nguyên nhân gây nên viêm Amidan

Thời tiết thay đổi đôt ngột là một trong những nguyên nhân gây nên viêm Amidan

4. Biến chứng của Amidan hốc mủ

Nếu điều trị viêm Amidan mủ không triệt để thì có thể gây nên những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ như:

4.1 Biến chứng tại chỗ

Khi Amidan bị sưng to lên, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong sinh hoạt như khó nói, khó nuốt, khó ăn. Sau khoảng 5 – 7 ngày, tình trạng viêm này sẽ lan rộng ra và những ổ mủ xuất hiện. Lúc này, cơ thể sẽ mệt mỏi hơn nhiều, giọng nói thay đổi và có thể mất giọng.

4.2 Biến chứng vùng xung quanh

Không chỉ gây tổn thương Amidan, bệnh lý còn lan ra và ảnh hưởng đến mô lân cận của vùng tai mũi họng, từ đó gây hại cho cả những cơ quan hô hấp khác. Nhiều bệnh lý theo đó sẽ xuất hiện như viêm tai giữa, viêm thanh khí quản, viêm xoang…

4.3 Biến chứng toàn thân

Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ có những biến chứng lan ra cả các vùng khác của cơ thể. Những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải là viêm cầu thận, viêm khớp, suy tim, nhiễm khuẩn máu…Nếu Amidan sưng quá to thì có thể gây áp lực cho phổi, làm cho người bệnh khó thở và thậm chí ngưng thở tạm thời.

Viêm Amidan hốc mủ sẽ gây nên hiện tượng khó thở và thậm chí là ngưng thở

Viêm Amidan hốc mủ sẽ gây nên hiện tượng khó thở và thậm chí là ngưng thở

5. Điều trị viêm Amidan mủ bằng cách nào?

5.1 Điều trị tại nhà

Nếu bệnh mới ở giai đoạn đầu, chưa tiến triển nặng thì người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau:

– Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có khả năng sát trùng, diệt khuẩn tốt vì vậy hãy duy trì thói quen súc miệng nước muối hàng ngày sau mỗi bữa ăn để giảm được tình trạng viêm sưng, hôi miệng.

– Dùng lá húng chanh: Đây cũng được coi là một phương pháp kháng khuẩn hữu hiệu. Lá húng chanh rửa sạch, sau đó chưng cách thuỷ đường phèn 20 phút và uống. Sau 5 – 7 ngày, những triệu chứng này sẽ giảm đi rõ rệt.

– Mật ong và gừng: Chưng cách thuỷ mật ong cùng với vài lát gừng mỏng, thực hiện uống hỗn hợp 2 – 3 lần ngày để giảm sưng tấy ở vùng Amidan.

Tuy nhiên các phương pháp trên không cam kết mang lại hiệu quả tối đa. Do vậy, để xác định được rõ tình trạng viêm Amidan, bệnh nhân nên đến thăm khám để bác sĩ kiểm tra và có phương pháp điều trị phù hợp.

5.2 Điều trị nội khoa

Nếu sau khi thăm khám, bác sĩ xác định bệnh mới đang ở giai đoạn đầu, chưa có biến chứng gì thì sẽ chỉ định dùng thuốc đặc trị như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hay giảm viêm. Khi có một số biểu hiện như sốt, phù nề, ho…thì bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm phù nề, thuốc trị ho…Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý mua thuốc sử dụng theo những triệu chứng của mình để tránh gặp phải biến chứng.

5.3 Phẫu thuật cắt Amidan

 điều trị viêm amidan mủ

Phẫu thuật bằng phương pháp Plasma Plus được đánh giá có hiệu quả cao và khả năng biến chứng rất thấp

Đây là phương pháp cuối cùng được áp dụng khi đã dùng các cách kể trên để điều trị nhưng không hiệu quả. Hiện nay, có nhiều phương pháp cắt Amidan tuy nhiên phương pháp tân tiến nhất được các bệnh viện lớn áp dụng hiện nay là Plasma Plus. Phương pháp này được đánh giá là không gây đau, không gây chảy máu hay không gây biến chứng. Sau phẫu thuật, ổ viêm đã được làm sạch tuy nhiên cần phải chăm sóc đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh không bị tái phát lại.

Qua bài viết, chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về chủ đề “điều trị viêm Amidan mủ“. Cần lưu ý, để bệnh được điều trị triệt để và không để lại biến chứng, bạn cần đến thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín với bác sĩ có chuyên môn cao.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

Tin tức mới
Connect Zalo TCI Hospital