Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Hệ thống Y tế Thu Cúc.
Sau đây tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Trẻ bị chảy nước mũi là tình trạng mà các bậc phụ huynh dễ gặp phải. chính vì vậy phương pháp giúp giải quyết vấn đề này ở trẻ một cách hiệu quả và dứt điểm là điều được mọi người đặc biệt quan tâm. Dưới đây là một số phương pháp giúp điều trị chứng sổ mũi ở trẻ mà chúng tôi muốn gửi đến bạn.
Dưới đây là một số mẹo để giảm tình trạng hắt hơi sổ mũi của trẻ:
– Sử dụng nước muối sinh lý: Sử dụng nước muối sinh lý là phương pháp điều trị chứng sổ mũi ở trẻ thông dụng nhất. Nước muối sinh lý sẽ giúp làm sạch khoang mũi của trẻ một cách an toàn và hiệu quả.
Thông thường, khi sổ mũi, nước mũi của trẻ sẽ có màu trắng trong. Lúc này bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý và nhỏ cho bé. Mỗi ngày sẽ nhỏ từ 4 đến 5 lần và mỗi lần nhỏ khoảng 3 đến 4 giọt cho mỗi bên.
Nếu tình trạng nước mũi có màu vàng đục kèm dịch nhầy. Đây có thể là dấu hiệu của việc mũi trẻ bị viêm. Lúc này, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám để có phương pháp xử lý kịp thời và đúng cách. Đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
– Bổ sung thêm các chất lỏng cho trẻ: Bổ sung thêm chất lỏng cho trẻ là một trong những cách điều trị trẻ bị chảy nước mũi hiệu quả. Đối với trẻ đang trong giai đoạn bú mẹ, mẹ nên cho trẻ bú nhiều cữ hơn ngày thường. Đối với trẻ đã cai sữa, mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước lọc, sữa, nước trái cây và các thức ăn dạng lỏng khác như súp hoặc cháo,…
– Kê cao đầu của trẻ trong lúc ngủ: Khi trẻ bị sổ mũi, việc tìm một tư thế ngủ thoải mái là điều vô cùng cần thiết. Kê cao đầu của trẻ trong lúc ngủ sẽ giúp ngăn ngừa các chất dịch nhầy chảy nước vào trong hốc mũi. Từ đó vừa giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc hít thở, cảm, thấy thoải mái cũng như để dịch mũi chảy ra ngoài tốt hơn.
Trước khi trẻ đi ngủ, bạn cũng có thể bôi một ít tinh dầu tràm vào lòng bàn chân, lưng và ngực của bé. Tinh dầu vừa giúp giữ ấm cơ thể trẻ vừa phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả. Nếu trong phòng có sử dụng điều hòa, bạn có thể mang tất để giữ ấm cho trẻ.
– Đưa trẻ đi khám bác sĩ: Trong trường hợp trẻ bị sổ mũi kéo dài, nước mũi có màu vàng đục, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Việc thăm khám bác sĩ tại cơ sở y tế uy tín sẽ giúp bạn có thể sớm phát hiện nguyên nhân gây sổ mũi kéo dài ở trẻ. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Tránh để tình trạng kéo dài có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ.
Hy vọng câu trả lời đã phần nào giải đáp thắc mắc của bạn.
Chúc bạn sức khoẻ!