Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Tim mạch » Làm thế nào để chung sống với bệnh tim bẩm sinh?

Hoàng Trang Tim mạch Đã hỏi: Ngày 14/07/2021

Làm thế nào để chung sống với bệnh tim bẩm sinh?

Chào bác sĩ, con tôi mới 6 tháng tuổi nhưng đã được chẩn đoán bị bệnh tim bẩm sinh. Bác sĩ nói con tôi không cần phải phẫu thuật, nếu thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc thì vẫn có thể chung sống bình thường với bệnh cả đời. Vậy tôi phải làm sao để giúp cháu chung sống với bệnh này? Xin bác sĩ chỉ cách chăm sóc cho cháu với ạ?

0 bình luận 5.131 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh Đã trả lời: Ngày 14/07/2021
Tim mạch

Chào bạn,

Đầu tiên, bạn xác định được bệnh tim bẩm sinh mà con bạn mắc phải là gì, tình trạng bệnh của bé ra sao? Từ đó mới đưa ra được phương pháp điều trị hiệu quả bệnh tim bẩm sinh của cháu. 

Trong chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc bệnh tim bẩm sinh có tím hoặc suy tim sung huyết thường tăng cân chậm hơn so với trẻ bình thường. Việc trẻ tăng từ 250 đến 300 gram/tháng trong những tháng đầu là có thể chấp nhận được.

– Trẻ thường có biểu hiện: chán ăn, nhu cầu năng lượng cao, tim đập nhanh, thở nhanh, giảm hấp thu thức ăn do thở nhanh và mệt mỏi, hay bị nhiễm trùng hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi).

– Trẻ tăng trưởng chậm do không ăn đủ năng lượng và chất dinh dưỡng. Thậm chí ngay cả khi có vẻ như đủ sữa bột hoặc sữa mẹ thì trẻ vẫn có thể tăng cân rất chậm do nhu cầu năng lượng cao hơn so với trẻ bình thường. Vì vậy, trẻ cần đi khám thường xuyên mỗi tháng 1 lần để theo dõi cân nặng.

Lưu ý về chế độ ăn của trẻ bị bệnh tim bẩm sinh:

– Mục tiêu nuôi dưỡng trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh là duy trì cân nặng. Những trẻ này thường cần ăn tăng bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ để trẻ không bị mệt khi ăn. Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sỹ có thể đặt một ống thông nhỏ từ mũi xuống dạ dày để cho bé ăn qua đường này.

– Nếu nuôi con bằng sữa bột, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại sữa thích hợp nhất với trẻ.

– Một số trẻ mắc bệnh tim sẽ gặp khó khăn khi sử dụng những loại núm thông thường. Bạn nên tìm một loại vú giả mềm hơn hoặc có các lỗ rộng hơn để sữa có thể chảy dễ dàng hơn. 

– Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, bạn nên bắt đầu bằng ngũ cốc, sau đó là hoa quả, rau và thịt. Không nên cho trẻ mắc bệnh này ăn quá đặc vì trẻ có thể khó nuốt. Nên ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, đừng giới hạn chất béo trong khẩu phần ăn của bé đặc biệt trong hai năm đầu. 

Hãy thường xuyên cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe. Thường thì sau khi được chẩn đoán xác định bệnh tim hoặc sau phẫu thuật tim, bé nhà bạn cần được khám lại hàng tuần hoặc hàng tháng. Sau đó, số lần khám lại có thể giảm dần, khoảng 3 – 6 tháng/ lần tuỳ thuộc vào mức độ bệnh của bé.

Những trẻ có dị tật tim có nguy cơ cao bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Do đó, trẻ cần được giữ gìn vệ sinh thân thể để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào máu. Trong trường hợp làm những thủ thuật gây chảy máu như cắt amidan, cắt hạch, phẫu thuật đường tiêu hoá, sinh dục, tiết niệu, lấy cao răng, nhổ răng…, trẻ cần được dùng kháng sinh đầy đủ trước khi tiến hành thủ thuật.

Hạn chế cho trẻ chơi một số hoạt động đòi hỏi gắng sức nhiều, các môn thể thao mang tính chất thi đấu đối kháng. 

Sự phát triển thể chất và tinh thần của hầu hết các trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh này thường không ảnh hưởng nhiều đến việc học tập của trẻ. Trong một số ít trường hợp đặc biệt, trẻ có thể bị chậm phát triển trí tuệ. Khi đó, trẻ cần một chương trình giáo dục đặc biệt. 

Phần lớn những người mắc dị tật tim bẩm sinh vẫn có thể tham gia vào rất nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau. Tuy vậy, khả năng gắng sức của họ có thể bị hạn chế do khả năng chịu đựng thấp. Cha mẹ cần tư vấn kỹ để con có thể lựa chọn được những việc làm phù hợp.

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Câu hỏi liên quan
  • Hồi hộp đánh trống ngực có phải bệnh tim không?

    Gần đây tôi hay bị hồi hộp đánh trống ngực, nhiều khi ngay cả lúc nghỉ ngơi không làm gì. Xin bác sĩ cho biết như vậy có phải là tôi bị bệnh tim mạch không? Các triệu chứng nhận biết sớm nhất của bệnh tim là gì ạ?

  • Uống thuốc loãng máu có cần tránh dùng vitamin K không?

    Tôi mới bị tai biến do xơ vữa mạch máu cách đây vài tháng. Hiện tại tôi đang uống thuốc theo đơn của bác sĩ, trong đó có thuốc loãng máu. Tôi nghe nói các thuốc này kị vitamin K. Có phải vậy không thưa bác sĩ? Tôi cần lưu ý gì khi sử dụng thực phẩm và các sản phẩm hỗ trợ không?

  • Bị tăng huyết áp cần ăn ăn uống và tập luyện như thế nào?

    Tôi bị chẩn đoán cao huyết áp với mức huyết áp thường xuyên đạt 150/90. Tôi cần ăn uống và tập luyện như thế nào để cải thiện bệnh?

  • Bị bệnh tim mạch nên nằm ngủ như thế nào?

    Tôi nghe nói tư thế nằm cũng có thể ảnh hưởng đến tim mạch. Vậy bị bệnh tim phải nằm như thế nào mới đúng? Tôi mới được chẩn đoán suy tim nhẹ. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.

  • Tại sao bị bệnh tim lại phải kiêng muối?

    Tôi mới được chẩn đoán là bệnh mạch vành giai đoạn đầu. Trong phần tư vấn dinh dưỡng, bác sĩ viết tôi nên ăn nhạt, hạn chế ăn muối. Tại sao lại như vậy và tôi cần ăn lượng muối bao nhiêu là phù hợp ạ?

  • Bị suy tim thì nên ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc như thế nào?

    Chào bác sĩ, tôi năm nay 55 tuổi, bị bệnh tim đã nhiều năm rồi, cụ thể là tôi bị bệnh mạch vành. Mới đây, các bác sĩ cho biết tôi đã bắt đầu có dấu hiệu suy tim. Vậy tôi cần ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc điều trị như thế nào thưa bác sĩ.

  • Những trường hợp nào cần đi cấp cứu tim mạch?

    Chào bác sĩ, tôi thấy họ hàng của tôi khá nhiều người phải đi cấp cứu vì bệnh tim mạch, đa phần đều tử vong hoặc bị tàn phế sau đó nên tôi rất lo lắng. Bác sĩ có thể cho biết khi nào bệnh tim mạch cần cấp cứu, có những dấu hiệu cảnh báo nào và tôi phải đối phó thế nào khi gặp tình huống đó ạ? Tôi cảm ơn.

  • Tiêm phòng bệnh thấp tim là gì, có tác dụng thế nào?

    Chào bác sĩ, con tôi năm nay 6 tuổi, được chẩn đoán bệnh thấp tim. Bác sĩ nói con tôi cần tiêm phòng lâu dài? Vậy tiêm phòng thấp tim là tiêm thuốc gì, có tác dụng thế nào trong việc trị bệnh? Nên tiêm khi nào và có nguy hiểm gì không? Mong bác sĩ giải đáp giúp ạ. 

  • Bệnh còn ống động mạch là gì? Điều trị như thế nào?

    Chào bác sĩ cháu tôi mới sinh được mấy tháng nhưng đã được chẩn đoán mắc bệnh tim bẩm sinh, cụ thể là bệnh còn ống động mạch. Tôi nghe lạ quá không biết đây là bệnh gì và có thể chữa khỏi được không thưa bác sĩ?

  • Bị suy tim sống được bao lâu?

    Bác tôi năm nay 45 tuổi, bị bệnh hở van động mạch chủ và đang điều trị. Mới đây đi tái khám bác sĩ nói bệnh tim của bác đã biến chứng suy tim khiến cả nhà tôi đều rất lo lắng, Bác sĩ cho tôi hỏi khả năng sống của bác tôi là bao nhiêu. Có cách nào cải thiện bệnh này không?

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital