Chào Tuấn Anh, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc. Với câu hỏi của bạn, tôi xin giải đáp như sau.
Phương pháp đo thính lực không gây đau đớn gì và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên trong quá trình đo cần sự tập trung cao độ và hợp tác của bệnh nhân chính vì vậy bố mẹ nên dặn con trước để con ngồi ngoan kiểm tra và không bị sao nhãng.
Quá trình đo thính lực sẽ diễn ra như sau:
– Bước 1: Kiểm tra hồ sơ khám của bệnh nhân bao gồm phiếu chỉ định của bác sĩ, kết quả nội soi hoặc khám tai, kiểm tra người bệnh xem có khớp với hồ sơ hay không và giải thích quy trình đo với người bệnh.
– Bước 2: Đặt chụp tai đo đường khí:
+ Đúng bên: xanh bên trái, đỏ bên phải.
+ Đúng chỗ: loa của chụp tai hướng thẳng vào lỗ tai ngoài. Nếu đặt lệch, kết quả sai giảm 5-20dB.
+ Vừa khít: không quá chật, không quá lỏng. Nếu đặt không vừa, kết quả sai giảm 5-20dB.
– Bước 3: Đặt núm rung đo đường xương: Cố định trên mặt xương chũm, không chạm vành tai (đặt sai, làm sai lệch kết quả 10-20dB, nhất là với âm trầm).
– Bước 4: Xác định ngưỡng nghe: Ngưỡng nghe được xác định là tại cường độ nhỏ nhất mà bệnh nhân có nghe thấy ít nhất 50% số lần kích thích âm thanh.
– Bước 5: Lập thính lực đồ (biểu đồ sức nghe).
Hy vọng rằng câu trả lời trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Nếu vẫn còn những câu hỏi liên quan, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài 1900 5588 92 để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.