Chào bạn Hằng Nga, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc. Với câu hỏi của bạn về phương pháp chữa nhiệt miệng tại nhà, tôi xin được giải đáp như sau.
Các phương pháp điều trị nhiệt miệng
Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa nhiệt miệng khác nhau tuy nhiên 3 cách phổ biến có thể kể đến là:
1. Chữa nhiệt miệng bằng baking soda
– Hòa tan khoảng 5g banking soda vào 230ml nước.
– Súc miệng với dung dịch đã hòa trong khoảng từ 15 đến 30 giây sau đó nhổ ra.
– Súc miệng khoảng vài giờ một lần nếu tình trạng viêm nặng.
2. Chữa nhiệt miệng bằng mật ong
– Thoa trực tiếp: Sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bạn có thể dùng một lượng nhỏ mật ong thoa trực tiếp bằng tăm bông lên vết loét. Một ngày nên thoa từ 3 – 4 lần, ở lần đầu tiên bạn sẽ cảm thấy rát nhưng sau đó cảm giác đau rát sẽ giảm dần trong những lần tiếp theo.
– Ngậm mật ong tại chỗ: Bên cạnh việc thoa trực tiếp bạn có thể dùng mật ong để súc miệng. Pha mật ong với nước ấm sau đó ngậm và súc miệng trong khoảng từ 1 – 2 phút, sau đó bạn có thể súc miệng lại bằng nước sạch.
3. Chữa nhiệt miệng bằng oxy già
– Pha loãng dung dịch oxy già 3% với một lượng nước phù hợp.
– Thấm dung dịch bằng tăm bông hoặc bông gòn.
– Thoa trực tiếp dung dịch này lên phía trên vết loét vài lần mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng oxy già để súc miệng khoảng 1 phút sau đó nhổ ra và súc lại bằng nước sạch.
Lưu ý khi điều trị nhiệt miệng tại nhà
– Sử dụng nguyên liệu sạch và an toàn.
– Lắng nghe ý kiến của bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi thực hiện.
– Không tự ý sử dụng thuốc nếu như chưa có sự cho phép của bác sĩ, dược sĩ.
– Không sử dụng các loại kem đánh răng và nước súc miệng có chứa chất sodium lauryl sulfate. Bởi đây có thể là một chất gây ra tình trạng nhiệt miệng và làm tái phát nhiệt miệng.
– Vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng các bàn chải có đánh lông mềm.
– Hạn chế ăn các đồ cay nóng, chiên dầu.
Ngoài ra, những vết loét không có dấu hiệu phục hồi sau 3 tuần hoặc xuất hiện bất thường bạn nên đi khám bác sĩ tại các cơ sở uy tín bởi đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.
Hy vọng rằng câu trả lời trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Nếu vẫn còn những câu hỏi liên quan, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.