Chào bạn!
Với câu hỏi của bạn, tôi xin được giải đáp như sau:
Bệnh viêm tai giữa mạn tính hiện được chia làm 3 loại đó là:
– Viêm tai giữa mạn tính nhầy: Chảy mủ tai từng đợt, phụ thuộc vào những đợt viêm V.A, mủ chảy ra nhầy, dính, không thối, chưa ảnh hưởng nhiều đến sức nghe.
– Viêm tai giữa mạn tính mủ: Thường chảy mủ tai kéo dài, mủ đặc xanh thối, có thể có cholesteatoma, nghe kém dẫn truyền ngày càng tăng, có thể đau âm ỉ trong đầu hay nặng đầu phía bên tai bị bệnh.
– Viêm tai giữa mạn tính hồi viêm: Sốt cao và kéo dài, thể trạng nhiễm trùng rõ rệt: ăn ngủ kém, gầy, hốc hác, suy nhược.
Giai đoạn đầu, người bệnh bị viêm tai giữa mạn tính thường chảy mủ tai từng đợt, mủ chảy ra nhầy, dính, không thối. Lúc này, chức năng thính lực chưa bị ảnh hưởng.
Càng về sau, tình trạng chảy mủ tai kéo dài liên tục, mủ đặc, màu xanh thối. Đồng thời, sức nghe bắt đầu giảm dần và có thể đau âm ỉ trong đầu hay nặng đầu phía bên tai bị bệnh.
Đến giai đoạn muộn, nghe kém tăng lên vì tổn thương toàn bộ đường dẫn truyền, gây hệ quả là trẻ em chậm phát triển ngôn ngữ hoặc không biết nói nếu bị cả hai tai. Đau tai từng đợt rất dữ dội. Điểm đau nằm sâu trong tai và lan ra phía sau vùng xương chũm hay lan ra cả vùng thái dương gây nên tình trạng nhức đầu, ù tai và chóng mặt.
Nếu tình trạng này kéo dài, viêm tai giữa mạn tính sẽ gây biến chứng như:
– Khiếm thính hoàn toàn một bên tai tổn thương. Lỗ thủng màng nhĩ vĩnh viễn không lành, chuỗi xương con bị phá hủy.
– Khi viêm nhiễm lan rộng, các cơ quan lân cận cũng sẽ bị ảnh hưởng, gây chóng mặt do tổn thương hệ thống tiền đình, liệt mặt do tổn thương dây thần kinh mặt, viêm xương chũm, viêm não – màng não, áp xe ngoài màng cứng hoặc áp xe não… có thể dẫn đến ảnh hưởng tính mạng.
Do đó, bạn cần đi thăm khám và điều trị bệnh sớm để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm kể trên.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn miễn phí!