Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Nội thần kinh » Bệnh teo não có nguy hiểm không?  Có di truyền không?

Đỗ Hữu Mạnh Nội thần kinh Đã hỏi: Ngày 27/05/2021

Bệnh teo não có nguy hiểm không?  Có di truyền không?

Chào bác sĩ, bác sĩ cho tôi hỏi bệnh teo não có nguy hiểm không? Bệnh này có do di truyền không?

2 bình luận 5.046 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Tiến sĩ Y học, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh Đã trả lời: Ngày 27/05/2021
Nội thần kinh

Chào anh Mạnh,

Teo não là bệnh gây ra bởi sự thoái hóa, chết và gián đoạn các hoạt động giữa các tế bào thần kinh trung ương với nhau. Sự mất dần các tế bào thần kinh hoặc mất kết nối giữa một số tế bào thần kinh trong não khiến não trong hộp sọ bé đi hay còn gọi là teo não.

Người bị teo não thường nhớ nhớ, quên quên ngay cả những việc thông thường nhất như đường đi, lối về, “ăn rồi bảo chưa”, các kỹ năng như đọc, viết, đi vệ sinh, ăn uống gặp khó khăn.

Theo một số nghiên cứu ở người bị teo não có khoảng 30% người bệnh có ảo giác, 30% có hoang tưởng và 40 – 50% có các triệu chứng trầm cảm và lo âu.

Nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp, hỗ trợ, người bị teo não có thể chỉ sống được khoảng 8 – 10 năm do suy kiệt hoặc do các bệnh lý khác vì bệnh teo não gây ra như viêm phổi (nằm lâu gây ứ đọng), viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng do loét bởi tỳ đè (với người nằm nhiều) hoặc do bệnh tim mạch…

Theo nghiên cứu, một số nguyên nhân gây bệnh teo não gồm:

– Tuổi cao khiến các tế bào thần kinh bị lão hóa, dần dần não bộ sẽ mất đi chức năng, teo nhỏ hoặc chết, khiến các mô não, kích thước não dần nhỏ lại.

– Do di truyền

– Chế độ dinh dưỡng (thiếu hụt vitamin B12 cũng gây ra bệnh teo não)

– Chế độ sinh hoạt không hợp lý (sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá, thiếu ngủ thường xuyên…)

– Do bệnh lý hệ thống mạch máu nuôi dưỡng não như: hẹp động mạch cảnh, dị dạng mạch máu hay xơ vữa động mạch nhất là các mạch máu nuôi dưỡng não

– Chấn thương sọ não

Đột quỵ

– Người sử dụng corticoid kéo dài  thường xuyên

– Bệnh Alzheimer, bệnh động kinh,…

Như vậy, yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh teo não. Nếu như gia đình có tiền sử (có người) bị teo não và/hoặc có các biểu hiện như nhớ nhớ, quên quên, trí nhớ giảm sút, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn, anh nên khuyên người bệnh đi thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
2 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Mạc Thi Giang
Mạc Thi Giang
1 năm trước

Bác sĩ cho em biết để khắc phục bệnh trên cần uống thuốc gì ?

TCI Hospital
TCI Hospital
1 năm trước
Trả lời   Mạc Thi Giang

Chào bạn, mình xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

Bệnh teo não (còn được gọi là teo não hoặc suy giảm não) là một tình trạng mất chức năng và suy thoái mô não. Điều trị bệnh teo não phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này và triệu chứng cụ thể mà bạn đang gặp phải. Tuy nhiên, không có thuốc chữa trị chính xác cho bệnh teo não. Các phương pháp điều trị thường nhằm kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ sự phát triển tối đa của bệnh nhân.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị thông thường cho bệnh teo não:

1. Thuốc chống co giật: Đối với bệnh nhân có co giật liên quan đến bệnh teo não, việc sử dụng thuốc chống co giật có thể giúp kiểm soát co giật và giảm triệu chứng liên quan.

2. Thuốc chống co thắt cơ: Trong một số trường hợp, thuốc chống co thắt cơ như baclofen có thể được sử dụng để giảm tình trạng co thắt cơ và cải thiện sự linh hoạt cơ bắp.

3. Dùng thuốc để hỗ trợ chức năng thần kinh: Một số loại thuốc như anticholinergic, dopaminergic hoặc cholinesterase có thể được sử dụng để giúp kiểm soát triệu chứng và tăng cường chức năng thần kinh.

4. Dinh dưỡng và hỗ trợ toàn diện: Bệnh nhân bị teo não thường cần chế độ dinh dưỡng và hỗ trợ toàn diện, bao gồm việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và chăm sóc thích hợp để duy trì sự phát triển và sức khỏe tổng thể.

5. Dịch vụ hỗ trợ: Điều trị bệnh teo não thường đòi hỏi một đội ngũ chuyên gia đa ngành, bao gồm bác sĩ, nhà trị liệu, nhà tâm lý học và nhân viên chăm sóc y tế. Các dịch vụ hỗ trợ như vật lý trị liệu, ngôn ngữ học, chăm sóc tâm lý và hỗ trợ xã hội có thể cung cấp lợi ích cho bệnh nhân.

Quan trọng nhất, để điều trị bệnh teo não, bạn nên tham khảo ý kiến và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc bác sĩ chuyên trị bệnh teo não. Họ sẽ có kiến thức và kinh nghiệm để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp dựa trên tình trạng của bạn.

Câu hỏi liên quan
  • Bị tê bì chân tay là biểu hiện của bệnh gì?

    Thưa bác sĩ em thường xuyên bị tê bì chân tay phía bên trái, đặc biệt là khi ngồi làm may lâu. Bác sĩ cho em hỏi tê bì chân tay như trường hợp của em thì có thể là bệnh gì ạ? 

  • Nên chụp MRI khảo sát não bộ bao lâu 1 lần?

    Thưa bác sĩ, em muốn hỏi là bao lâu thì nên tầm soát não bằng chụp cộng hưởng từ MRI não ạ?

  • Đau nửa đầu thường diễn ra bao lâu? Khi nào cần đi khám ngay?

    Chào bác sĩ, em thỉnh thoảng hay cảm thấy đau nửa bên đầu, có lần đau bên trái sau đó chuyển sang bên phải đầu. Đau kèm cảm giác giật nhoi nhói, đau mỏi cổ vai gáy và hơi nhạy cảm với ánh sáng. Bác sĩ cho em hỏi đau nửa đầu thường diễn ra trong bao lâu thì hết và khi nào cần đi khám ngay ạ?

  • Nguyên nhân gây bệnh nhược cơ là gì? Có điều trị khỏi được không?

    Chào bác sĩ, em có triệu chứng như đau, tê bì và yếu tay chân được gần nửa năm nay. Em có đi khám ở bệnh viện tuyến dưới gần nhà thì được bác sĩ chẩn đoán là bị mắc bệnh nhược cơ. Bác sĩ khuyên em nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh để điều trị. Bác sĩ cho em hỏi nguyên nhân gây bệnh nhược cơ là gì và có điều trị khỏi được không?

  • Gãy lún xẹp đốt sống là như thế nào?

    Chào bác sĩ, tôi thỉnh thoảng hay bị đau lưng, cơn đau ngày càng tăng. Nhiều lúc đi lại sinh hoạt và làm việc rất khó khăn. Trước đây tôi có từng bị ngã chấn thương ở lưng. Bác sĩ cho tôi hỏi có phải tôi bị gãy hay lún xẹp đốt sống không? Và tôi nên làm gì?

  • Bệnh viêm đa dây thần kinh là như thế nào? Điều trị bằng cách nào?

    Chào bác sĩ, tôi có người quen bị tê yếu chân tay, đi khám ở viện gần nhà thì được chẩn đoán mắc bệnh viêm đa dây thần kinh nên bệnh viện có giới thiệu nên cho người bệnh lên tuyến trên để thăm khám và điều trị. Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh viêm đa dây thần kinh là như thế nào? Điều trị bằng cách nào? Mong bác sĩ giải đáp giúp, tôi xin cảm ơn!

  • Thoát vị đĩa đệm khi nào cần mổ? Mổ có khỏi hoàn toàn được không?

    Chào bác sĩ, tôi bị thoát vị đĩa đệm 1 năm nay. Tôi vẫn đang uống thuốc, vận động nhưng thỉnh thoảng vẫn đau. Bác sĩ cho tôi hỏi bị thoát vị đĩa đệm khi nào cần mổ? Liệu mổ có chữa khỏi hoàn toàn được không ạ?

  • Thoát vị đĩa đệm di trú là gì? Xử lý như thế nào?

    Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi đi khám được kết luận là bị thoát vị đĩa đệm đốt sống L5 và có mảnh rời chèn ép. Biểu hiện là những cơn đau lưng rồi lan xuống chân trái, tê bì nhưng vẫn còn đi đứng được. Bác sĩ cho tôi hỏi với tình trạng bệnh của tôi thì nên làm thế nào? Hiện nay tôi đang làm nhân viên giao hàng phải đi lại thường xuyên bằng xe máy, liệu điều này có gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc của tôi không?

  • Trẻ bị bệnh động kinh có chữa được không?

    Chào bác sĩ, con em năm nay 10 tuổi. Cháu bị động kinh từ nhỏ, em có cho cháu đi chữa vài nơi, nhưng đều không đỡ. Em rất buồn và chán nản vì cháu hay bị bạn bè, người ngoài chê bai, chọc ghẹo. Bác sĩ cho em hỏi bệnh động kinh của con em có chữa được không ạ?

  • LO ÂU, RỐI LOẠN GIẤC NGỦ, STRESS, TRẦM CẢM biểu hiện của rối loạn tâm thần

    Chào bác sĩ, cháu năm nay 35 tuổi làm công việc văn phòng. Khoảng 2 tháng nay cháu thấy người lúc nào cũng có cảm giác mỏi mệt, hay lo lắng, đêm thì khó ngủ có nhiều hôm cháu bị mất ngủ, thỉnh thoảng thấy hơi đau đầu, người có cảm bồn chồn, khó chịu không muốn làm gì. Cháu đang nghỉ ở nhà do dịch covid-19 ảnh hưởng. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu biểu hiện trên của cháu là bệnh gì? Làm thế nào để điều trị khỏi ạ?

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital