Hiện tượng viêm loét dạ dày là gì? Nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Hiện tượng viêm loét dạ dày có biểu hiện thường gặp là đau rát vùng thượng vị (trên rốn), nếu được phát hiện sớm có thể chữa khỏi dễ dàng. Tuy nhiên nếu viêm loét dạ dày lâu ngày không được điều trị có thể tiến triển nặng và dãn tới biến chứng nguy hiểm.

1. Tổng quan hiện tượng viêm loét dạ dày

1.1 Hiện tượng viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là hiện tượng tổn thương niêm mạc dạ dày, viêm sưng, lâu dần tạo thành các vết loét. Trong giai đoạn đầu, các vết loét nhỏ có khả năng tự lành mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đối với các vết loét lớn, gây ra nhiều triệu chứng và đau đớn, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.

Hiện tượng viêm loét dạ dày

Viêm loét lớp niêm mạc dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra

1.2 Phân loại viêm loét dạ dày

Có 2 loại viêm dạ dày là viêm dạ dày cấp và mạn tính. Viêm dạ dày cấp tính có biểu hiện là những cơn đau dữ dội theo đợt ngắn. Viêm dạ dày mạn tính nguy hiểm hơn, có thể dẫn tới viêm teo niêm mạc dạ dày và phá hủy dạ dày.

Viêm loét dạ dày là hiện tượng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở người già. Người cao tuổi chiếm tới 60% trong tổng số các trường hợp viêm loét dạ dày.

1.3 Triệu chứng hiện tượng viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày có nhiều triệu chứng đa dạng, trong đó phổ biến nhất là triệu chứng nóng rát, cồn cào và đau nhiều ở vụng bụng trên rốn. Thông thường, cơn đau dữ dội khi dạ dày trống rỗng và giảm bớt khi ăn no.

Một số triệu chứng phổ biến khác của viêm loét dạ dày bao gồm:

– Đầy hơi, khó tiêu

– Buồn nôn hoặc nôn

– Dễ no hoặc chán ăn

Trào ngược dạ dày

Khó ngủ, ngủ không ngon giấc

– Cơ thể suy nhược, mệt mỏi

– Sụt cân

Hiện tượng viêm loét dạ dày gây đau

Bệnh viêm loét dạ dày gây nhiều triệu chứng khó chịu

2. Nguyên nhân hiện tượng viêm loét dạ dày

Một số nguyên nhân chủ yếu gây viêm loét dạ dày đó là:

– Vi khuẩn Helicobacter Pylori: Vi khuẩn HP sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ trú ngụ và phát triển ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Chúng tiết ra độc tố làm mất khả năng chống acid của niêm mạch, khiến dạ dày bị viêm loét.

– Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm: Sử dụng lâu các loại thuốc giảm đau và kháng viêm khiến các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày bị ức chế, gây đau và viêm loét dạ dày.

– Tâm trạng stress, căng thẳng: Lo lắng, buồn phiền, tức giận, sợ hãi… tất cả các cảm xúc tiêu cực khiến cơ thể mất chức năng cân bằng cho dạ dày. Gây tăng tiết dịch dạ dày, khiến lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị tổn thương gây viêm loét.

– Ăn uống và sinh hoạt: Ăn uống không điều độ, không đúng bữa, ăn quá đói hoặc quá no, uống nhiều rượu bia… Tăng tiết dịch vị dạ dày, làm tổn thương lớp niêm mạch dẫn đến viêm và loét dạ dày.

– Một số nguyên nhân tự miễn, do hóa chất khác.

3. Dinh dưỡng cho người bị viêm loét dạ dày

Người bệnh viêm loét dạ dày nên tăng cường bổ sung:

– Thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau xanh, ngũ cốc…

– Thực phẩm ít chất béo, giàu đạm tốt như ức gà, cá…

– Bổ sung đầy đủ vitamin A, D, K, B12, Sắt, Canxi…

Một số thực phẩm nên tránh khi bị viêm loét dạ dày:

– Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ hộp, đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ

– Không nên ăn hoa quả chua có chứa nhiều axit

– Kiêng các loại thức ăn mặn, chua, cay, nóng

– Tránh đồ uống có cồn và các chất kích thích

4. Chẩn đoán viêm loét dạ dày

Sau khi hỏi về các triệu chứng người bệnh gặp phải, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm để xác định tình trạng viêm loét dạ dày và nguyên nhân gây bệnh.

4.1 Nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày hiệu quả nhất. Thông qua nội soi, bác sĩ có cái nhìn trực quan về tình trạng bên trong dạ dày để đánh giá bệnh, vị trí tổn thương cũng như xác định được hướng điều trị tốt nhất.

Hiện nay, nội soi có thể can thiệp cầm máu tại các ổ loét dạ dày. Ngoài ra còn có thể sinh thiết quanh vị trí tổn thương để xác định tình trạng nhiễm khuẩn HP hoặc các vấn đề khác. Người bệnh nên đến nội soi dạ dày tại các cơ sở y tế uy tín, có quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ để đảm bảo an toàn trong quá trình nội soi.

4.2 Xét nghiệm kiểm tra khuẩn HP

Ngoài nội soi dạ dày để xác định xem vi khuẩn HP có tồn tại và gây nên hiện tượng viêm loét dạ dày hay không, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, xét nghiệm hơi thở…

Nguyên nhân viêm loét dạ dày do khuẩn hp

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chủ yếu gây viêm loét dạ dày

5. Cách điều trị viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày cần được điều trị sớm để có thể trị khỏi được hoàn toàn. Nếu để bệnh mạn tính thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn và thời gian điều trị kéo dài. Phát hiện và điều trị sớm viêm loét dạ dày là cách để tránh biến chứng xuất huyết tiêu hóa và ung thư dạ dày, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh nên đi khám để có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả. Một số cách điều trị cụ thể như:

– Dừng hẳn hoặc hạn chế các loại thuốc giảm đau, kháng viêm để ổn định lại enzyme bảo vệ niêm mạc dạ dày.

– Dùng các loại thuốc bảo vệ niêm mạc, thuốc điều trị diệt vi khuẩn HP theo chỉ định của bác sĩ.

– Ăn uống điều độ, thường xuyên tập thể dục, thể thao. Làm việc khoa học, tránh stress, lo lắng làm ảnh hưởng tới việc điều trị.

– Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp điều trị bằng thuốc không hiệu quả, thêm các biến chứng như xuất huyết, hẹp môn vị, thủng dạ dày cần cấp cứu…

Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Thu Cúc TCI chuyên khám chữa các bệnh lý về tiêu hóa, nội soi dạ dày. Với đội ngũ bác sĩ Tiêu hóa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng công nghệ nội soi tiên tiến giúp phát hiện sớm và chính xác dấu hiệu bất thường tại các cơ quan hệ tiêu hóa và hiện tượng viêm loét dạ dày. Để đặt lịch, vui lòng liên hệ tới Hotline hoặc đặt lịch trực tuyến qua website.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital