Chắp và lẹo có làm ảnh hưởng đến thị lực của mắt không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Chắp và lẹo là bệnh lý thường gặp ở mi mắt nhưng không gây ra sự lây nhiễm. Người bệnh khi mắc phải bệnh lý này thường sẽ gặp phải tình trạng đau nhức ở bờ mi, kết hợp cùng với triệu chứng phù nề gây nên cảm giác khó chịu khi nhìn và làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt hằng ngày. Mặc dù khá giống nhau về triệu chứng nhưng đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau và khiến cho người bệnh dễ bị nhầm lẫn.

1. Phân biệt giữa chắp và lẹo

1.1 Thế nào gọi là chắp?

Chắp xuất hiện với một dạng khối u ở mi mắt, tuy nhiên khối u này lại không gây ra cảm giác đau nhức cho người bệnh. Nguyên nhân hình thành nên bệnh lý này là do sự tắc nghẽn ở tuyến nhờn của mi mắt. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như là viêm bờ mi mãn tính, mụn trứng cá. Theo thời gian sẽ sưng to lên và kéo dài trong khoảng thời gian từ 2-8 tuần, ít có trường hợp xuất hiện lâu hơn.

Triệu chứng khi chắp hình thành trên mi mắt đó là: Ban đầu sẽ xuất hiện mẩn đỏ và dần sưng tấy ở vùng mí mắt, thông thường sẽ xuất hiện nhiều ở mi mắt trên. Sau một vài ngày thì vùng sưng dần cứng lại và tạo thành một khối u không gây ra cảm giác đau nhức với kích thước có thể to bằng hạt đậu. Lúc này, khối u sẽ có màu vàng trắng.

Chắp xuất hiện với một dạng khối u ở mi mắt, tuy nhiên khối u này lại không gây ra cảm giác đau nhức cho người bệnh

Chắp xuất hiện với một dạng khối u ở mi mắt, tuy nhiên khối u này lại không gây ra cảm giác đau nhức cho người bệnh

1.2 Thế nào gọi là lẹo?

Tương tự như với chắp thì lẹo cũng xuất hiện với một khối u có kích thước to khoảng bằng hạt đậu trên vùng mi mắt. Tuy nhiên, nguyên nhân hình thành của lẹo là do chứng viêm cấp tính bởi nhiễm trùng ở mi mắt gây nên. Khi bị lẹo, người bệnh ban đầu sẽ có cảm giác mi mắt bị ửng đỏ đi kèm với cảm giác hơi ngứa và đau nhức, sau đó vùng sưng sẽ dần phát triển lớn hơn trông giống như mụn nhọt.

Khối u do lẹo gây nên sẽ xẹp đi khi mà người bệnh được lấy đi hết mủ ở phía trong, tuy nhiên bệnh lý này vẫn có khả năng tái phát lại chính vị trí đó hoặc những vùng ở mi mắt còn lại. Lẹo được phân thành các loại như sau:

– Lẹo phát triển bên ngoài: Đây là một dạng nốt đỏ ở mi mắt, với kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.

– Lẹo phát triển bên trong: Với loại này thường kín đáo hơn, nằm ở mặt bên trong của mi mắt. Tức là nằm ở phần kết mạc của mi, khi lật mi ra chúng ta có thể nhìn thấy khối u màu vàng trắng bên trong, trong một số trường hợp người bệnh còn có thể thấy đầu mủ trắng của lẹo.

– Đa lẹo: Đây là loại có rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, hay thậm chí hai mắt.

Khi bị lẹo, người bệnh ban đầu sẽ có cảm giác mi mắt bị ửng đỏ đi kèm với cảm giác hơi ngứa và đau nhức

Khi bị lẹo, người bệnh ban đầu sẽ có cảm giác mi mắt bị ửng đỏ đi kèm với cảm giác hơi ngứa và đau nhức

2. Tìm hiểu về những phương pháp điều trị chắp và lẹo

Một số phương pháp có thể điều trị cho chắp vô cùng đơn giản nhằm thúc đẩy quá trình tự hồi phục như sau:

– Sử dụng khăn ấm: Người bệnh nên sử dụng một miếng vải hoặc miếng bông mềm, sạch đã được nhúng nước ấm và đắp lên mí mắt trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút, lặp lại thao tác này khoảng 3 – 4 lần mỗi ngày. Nhiệt độ tỏa ra từ khăn ấm sẽ giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn và làm giảm các kích ứng từ chắp mắt.

– Mát xa nhẹ nhàng: Việc thực hiện mát xa nhẹ nhàng mí mắt trong vài phút mỗi ngày sẽ thúc đẩy được quá trình lành bệnh nhanh hơn. Tuy nhiên, trước khi mát xa, người bệnh cần đảm bảo tay đã được rửa sạch.

Một số phương pháp điều trị cho lẹo như sau:

– Sử dụng khăn ấm chường lên vùng bị lẹo.

– Sử dụng thuốc giảm đau nếu như thực sự cần thiết

– Tuyệt đối không được phép trang điểm mắt, không sử dụng kem dưỡng xung quanh vùng mắt và không đeo kính áp tròng cho đến khi vết lẹo đã chữa khỏi hoàn toàn.

– Chích mủ: Những biện pháp trên chỉ mang lại tác dụng khi mà người bệnh xác định được bệnh sớm, khi mà vết lẹo đang trong 1,2 ngày đầu tiên mà chưa hình thành nên khối sưng cứng. Còn nếu như đã phát triển lớn lên, đến giai đoạn hình thành nên khối u cứng chứa mủ thì cần phải thăm khám bác sĩ và tiến hành chính mủ. Quá trình này người bệnh sẽ được tiêm thuốc tê và chỉ diễn ra trong vòng vài phút, sau đó sẽ được băng mắt lại và chờ trong khoảng 4-5 tiếng là đã khôi phục mắt trở về trạng thái bình thường.

Chắp và lẹo có thể điều trị bằng khăn ấm khi bệnh đang ở mức độ nhẹ, chỉ vừa với bị viêm sưng

Chắp và lẹo có thể điều trị bằng khăn ấm khi bệnh đang ở mức độ nhẹ, chỉ vừa với bị viêm sưng

3. Chắp và lẹo có làm ảnh hưởng đến thị lực của mắt không?

Chắp và lẹo mặt dù phát triển do bị ảnh hưởng bởi sự viêm nhiễm gây nên tình trạng sưng to nhưng lại không làm ảnh hưởng hay suy giảm thị lực của mắt. Khi bị chắp và lẹo, thời điểm khối u bắt đầu sưng to thì người bệnh chỉ cảm thấy bị vướng ở mắt và làm cản trở tầm nhìn của mắt. Khi đã được điều trị thì mắt sẽ trở về như ban đầu và không làm thị lực bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, mặc dù chắp và lẹo không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng người bệnh không được quá chủ quan mà cần phải thăm khám bác sĩ kịp thời để có thể được điều trị càng sớm càng tốt. Bởi đây là bệnh lý có nguy cơ tái phát trở lại, cho nên người bệnh cần phải chăm sóc và vệ sinh mắt thật tốt, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác, rửa mặt bằng nguồn nước sạch,…

Chắp và lẹo mặt dù phát triển do bị ảnh hưởng bởi sự viêm nhiễm gây nên tình trạng sưng to nhưng lại không làm ảnh hưởng hay suy giảm thị lực của mắt

Chắp và lẹo mặt dù phát triển do bị ảnh hưởng bởi sự viêm nhiễm gây nên tình trạng sưng to nhưng lại không làm ảnh hưởng hay suy giảm thị lực của mắt

4. Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI – Địa chỉ thăm khám Mắt uy tín, chất lượng cao

Những ưu điểm tuyệt mà người bệnh sẽ nhận được khi tới thăm khám và điều trị tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đó là:

– Có khả năng thăm khám và điều trị các bệnh lý về Mắt toàn diện cho mọi lứa tuổi, bao gồm các vấn đề như: thăm khám mắt, kiểm tra về tật khúc xạ, siêu âm mắt bằng thiết bị chuyên dụng, điều trị bệnh bằng thiết bị tiên tiến, điều trị bằng phẫu thuật.

– Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI bao gồm nhiều khoa khám chữa bệnh khác nhau, tất cả các khoa đều đạt tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn của bác sĩ cũng như về cơ sở vật chất. Chính vì vậy, khi thăm khám tại đây nếu như người bệnh có vấn đề xảy ra ở những cơ quan bộ phận khác tác động vào mắt sẽ được sự phối hợp điều trị giữa các chuyên khoa, nhằm mang lại hiệu quả tối ưu.

– Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Mắt có trình độ chuyên môn cao với kỹ năng xử lý ca khó chuyên nghiệp.

–  Hệ thống trang thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại, được nhập khẩu từ những quốc gia đừng đầu về y học trên thế giới như là: Máy siêu âm mắt tầm soát các bệnh lý ẩn sâu bên trong đáy mắt, ngăn ngừa được nguy cơ bong võng mạc. Máy đo khúc xạ tự động nhằm phát hiện được tật khúc xạ. Máy laser quang đông võng mạc được nhập khẩu từ Mỹ có tác dụng làm đông các lớp tế bào, các vết sẹo gây dính giữa lớp giác mạc và võng mạc, nhằm hạn chế nguy cơ bong võng mạc, xuất huyết đáy mắt,…

–  Không gian thăm khám của bệnh viện vô cùng sang trọng, rộng rãi, bao gồm nhiều hệ thống cơ sở khác nhau tọa lạc ở những vị trí đắc địa tại Hà Nội, giúp người bệnh thuận tiện hơn trong quá trình thăm khám.

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc - Địa chỉ thăm khám Mắt uy tín, chất lượng hàng đầu

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – Địa chỉ thăm khám Mắt uy tín, chất lượng cao

Vậy là, chúng ta đã vừa tìm hiểu về bệnh lý chắp và lẹo cũng như nắm rõ được phương pháp điều trị của từng loại. Nếu như bạn có thêm bất kỳ thắc mắc nào về chắp và lẹo hay có nhu cầu tìm hiểu về các chương trình thăm khám tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI thì hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 55 88 92 để được tư vấn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital