Làm gì để ngăn chặn chặn lẹo mắt tái phát?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Lẹo mắt tái phát là tình trạng khá phổ biến xảy ra do viêm nhiễm cấp tính ở chân mi mắt . Đây là bệnh liên quan đến các nguyên nhân như viêm bờ mi, dị ứng, viêm tuyến bã nhờn, dùng chung nhưng đồ dùng cá nhân hoặc không vệ sinh mắt thường xuyên và đúng cách.

1. Cùng tìm hiểu chung về lẹo mắt

Có rất nhiều nguyên nhân gây lẹo, những nguyên nhân chủ yếu và thường xuyên nhất là do vi khuẩn tụ cầu hoặc vi  khuẩn ở tuyến chân mi. Những vi khuẩn này gây viêm nhiễm và sinh ra lẹo. Trong một số trường hợp, vết lẹo có thể chuyển thành chắp sau vài ngày nếu người bệnh không biết vệ sinh và điều trị đúng cách, gây viêm nhiễm chèn ép tuyến chân mi.

lẹo mắt tái phát

Lẹo mắt có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau

Vào thời gian đầu khi bị lẹo, ta sẽ thấy mi mắt nơi mọc lẹo sữ hơi đỏ và sưng. Bên cạnh đó người bệnh sẽ thấy hơi tức ở mắt, ngứa và đau. Sau đó vài ngày, chỗ đỏ ban đầu sẽ nổi lên một cục như mụn bọc. Thông thường, lẹo sẽ mọc ở bờ mi hoặc chân mi. Nhưng trên thực tế, có 3 loại lẹo thường gặp tùy thuộc vào vị trí của lẹo:

– Khi mắt bị nhiễm trùng tuyến nhày mi mắt, lẹo sẽ nằm ở trong mi, phần trong của đĩa sụn. Nếu bạn muốn nhìn thấy leo thì cần phải lật mi. Đây gọi là lẹo trong mi. Thông thương, loại lẹo này sẽ diễn ra nặng hơn và thường tái phát.

– Khi mắt bị nhiễm trùng ở nang lông mi. Lẹo sẽ mọc ở ngoài bờ mi, trông giống như cục mụn bọc. Lẹo này là loại lẹo thường gặp nhất gọi là lẹo ngoài mi.

– Khi mắt có nhiều vết lẹo trên mi mắt, mọc ở trên một mi hay cả hai mi. Lẹo này được gọi là đa lẹo.

2. Triệu chứng của lẹo mắt:

Cũng như các bệnh khác, lẹo mắt sẽ có một vài triệu chứng xảy ra trong vài ngày. Thông thường, bệnh lẹo mắt sẽ diễn ra như sau.

Những ngày đầu bệnh nhân bị lẹo thường cảm thấy sưng và đỏ cùng mí mắt, nếu ấn sẽ cảm thấy đau. Khi này đôi khi bệnh nhân sẽ có hiện tượng chảy nước mắt, cảm giác dị vật ở mắt và ngại nơi anh sáng mạnh. Sau 3-4 ngày, mủ ở phân nhân lẹo sẽ dần xuất hiện và to lên, các triệu chứng kể trên sẽ ngày càng nặng. Sau 5-7 ngày, nếu chăm sóc đúng cách vết thương sẽ tư lành.

Nhìn chung, lẹo có những biểu hiệu như sau:

– Vùng mí mắt bị đau và sưng.

– Nước mắt người bệnh chảy nhiều, sợ nơi có ánh sáng mạnh, cảm giác cộm ở mắt

– Xuất hiện cục u cứng, có thể có mủ ở phần nhân ở trong hoặc ngoài mí mắt.

3. Lẹo mắt tái phát? Có hay không

Là một bệnh nhiễm trùng rất dễ lây từ người sang người, lẹo mắt rất dễ tái phát lại sau khi được chữa khỏi. Đặc biệt, lẹo mắt có thể tái phát lại nhiều lần do thói quen xấu.

lẹo mắt tái phát

Dùng kính áp tròng không vệ sinh cũng là một nguyên nhân gây ra lẹo mắt

Các thói quen xấu khiến lẹo mắt tái phát như:

– Dùng sản phẩm sử dụng cho mắt như mỹ phẩm, nước nhỏ mắt,… không sạch sẽ hoặc đã hết hạn sử dụng.

– Đưa tay bẩn lên dụi mắt

– Không đeo kính hoặc bảo hộ cho mắt khi đến nơi khói bụi

4. Cách ngăn chặn lẹo mắt tái phát

Lẹo mắt rất dễ tái phát do các thói quen xấu. Bởi vậy bạn cần loại bỏ các thói quen gây bệnh kể trên để bảo vệ cho đôi mắt. Ngoài ra bạn cũng nên là những điều sau để luôn giữ đôi mắt khỏe mạnh

– Tra thuốc nhỏ mắt hoặc nước muối sinh lý cho mắt mỗi ngày.

– Chườm ấm lên mắt mỗi ngày một lần để bụi bẩn, bã nhờn ở chân mi được giải phóng.

– Tập các bài thể dục cho mắt để mắt khỏe mạnh, sáng khỏe.

– Chú ý đảm bảo vệ sinh và chất lượng của các sản phẩm dành cho mắt

Đặc biệt, bạn nên khám mắt định kỳ để phòng bệnh chủ động. Đây là cách hiệu quả nhất, giúp đôi mắt tránh bị tổn thương không đáng có. Bên cạnh đó cũng giúp bạn biết được nguyên nhân gây bệnh để trị tận gốc, cũng như tránh lẹo mắt tái phát.

Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Thu Cúc là bệnh viên uy tín, có khoa mắt riêng với các bác sĩ có chuyên môn tay nghề cao, cùng máy móc thiết bị hiện đại. Đến với Thu Cúc, bệnh nhân sẽ không chỉ được khám và chữa trị dứt điểm tại nơi có cơ sở vật chất sạch sẽ, tiện nghi; mà còn được thăm khám định kỳ để bảo vệ đôi mắt tuyệt đối, với chi phí cùng thủ tục tiết kiêm và nhanh gọn nhất.

5. Cách chữa lẹo mắt để ngăn chặn lẹo mắt tái phát

Lẹo mắt là bệnh không quá nguy hiểm. Nhưng người bệnh cần lưu ý một số cách để ngăn ngừa tình trạng tái phát của bệnh.

Khi lẹo mắt bắt đầu có triệu chứng đau và sưng, bạn hãy lấy túi ấm hoặc khăn ấm/túi lọc trà ấm chườm lên mắt vài lần mỗi ngày, mỗi lần chườm từ 5-10 phút. Độ ấm của nước sẽ giúp bạn bớt đau hơn. Bên cạnh đó cũng giúp lỗ chân lông ở mí mắt mở ra, giúp vi khuẩn không bị tắc ứ, từ đó bệnh cũng sẽ bớt tiến triển hơn.

Nếu bạn thấy ngứa mắt, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý dành cho mắt để rửa 3-5 lần mỗi ngày. Cách này sẽ giúp vết thương sạch hơn. Vi khuẩn sẽ không phát triển thêm, cảm giác khó chịu của người bệnh từ đó cũng hết dần.

lẹo mắt tái phát

Chườm ấm – Cách hữu hiệu làm giảm triệu chứng của lẹo

Thông thường, bạn chữa tại nhà sau 1 tuần đến hơn 1 tuần, vết lẹo của bạn sẽ tự vỡ và lành lặn. Bệnh nhân lưu ý không tự ý nặn hay chạm mạnh vào vết thương. Việc làm đó sẽ gây nhiễm trùng và có thể dẫn đến tái phát hoặc bị nặng hơn.

Tuy nhiên nếu trong quá trình chữa tại nhà, người bệnh cảm thấy khó chịu, mắt bị mất một phần thị lực, ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn, thì hãy đến địa chỉ y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị.

Tại đây, tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê cho bạn một số đơn thuốc kháng sinh dạng uống hoặc dạng bôi để giúp vết thương tiêu mủ thời kỳ đầu. Bên cạnh đó có thể kê thêm thuốc giảm đau để giảm bớt sự khó chịu cho bệnh nhân. Với các lẹo bị lâu dai dẳng hoặc kích thước to, bác sĩ có thể dùng biện pháp trích lẹo để giải quyết vết thương dứt điểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital