Cách trị đau bao tử đơn giản, dễ áp dụng tại nhà

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Bệnh đau bao tử hay còn gọi là đau dạ dày gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cách trị đau bao tử được rất nhiều người quan tâm. Thu Cúc xin gửi đến bạn những cách trị đau bao tử tại nhà dễ áp dụng ngay trong bài viết sau đây.

1. Nguyên nhân dẫn đến đau bao tử

– Nhiễm khuẩn HP dương tính: Theo như thống kê có khoảng 80% bệnh nhân bị đau bao tử tại Việt Nam là do nhiễm khuẩn HP (tên đầy đủ là Helicobacter Pylori).

– Do hút thuốc lá: khói thuốc là gây ra tình trạng kích thích bài tiết Pepsin và HCl dẫn đến tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn.

– Sử dụng đồ uống rượu bia quá nhiều sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày, thời gian dài sẽ gây đau bao tử.

– Do chế độ ăn uống không hợp lý: Việc ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý dạ dày. Ăn uống vô tội vạ, ăn không đúng giờ giấc, ăn quá nhiều đồ chua, nhiều dầu mỡ hoặc đồ không đảm bảo khiến khả năng mắc bệnh đau bao tử cao hơn.

– Căng thẳng kéo dài sẽ khiến bao tử bị co thắt, kích thích quá trình nhu động của ruột khiến tình trạng đau nghiêm trọng.

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc tây, thuốc giảm đau và kháng viêm có thể dẫn đến đau dạ dày.

cách trị đau bao tử dựa vào nguyên nhân

Vi khuẩn HP là “thủ phạm” chính gây ra đau dạ dày/đau bao tử

2. Hướng dẫn cách trị đau bao tử tại nhà, dễ áp dụng

Để điều trị bệnh đau bao tử, bên cạnh việc đi thăm khám chuyên khoa và sử dụng các loại thuốc tây, người bệnh có thể tham khảo những cách giúp giảm đau bao tử dễ áp dụng tại nhà một cách tiện lợi dưới đây.

 2.1. Thực hiện các động tác xoa bóp bụng

– Xoa bóp bụng khi bị đau dạ dày thường được áp dụng trong vật lý trị liệu có tác dụng xoa dịu và làm giảm các cơn đau, cơn co thắt. Ngoài ra, việc xoa bóp bụng còn làm tăng tuần hoàn máu, cải thiện chức năng hoạt động của hệ tiêu hoá.

– Các bước thực hiện xoa bóp bụng giảm đau dạ dày:

Cho vài giọt dầu nóng vào lòng bàn tay rồi xoa đều và nhẹ nhàng cho hai lòng bàn tay nóng dần lên;

Sau đó, ở tư thế ngồi hoặc nằm áp hai tay vào bụng, xoa tròn theo hướng trái – phải, lên – xuống, thực hiện trong 10 – 15 phút bạn sẽ thấy đỡ đau hơn.

2.2. Hít thở đều – cách trị đau bao tử đơn giản nhất

Nếu bạn bị stress dẫn đến các cơn đau bao tử, bạn có thể thực hiện động tác hít thở sâu, điều này giúp hệ thần kinh thư giãn, tâm trạng thoải mái và bình tĩnh hơn. Không chỉ thế, việc hít thở sâu, còn giúp giảm tiết dịch vị ở dạ dày, giảm co bóp giúp giảm đau một cách tự nhiên. Khi hít thở đều, sâu sự tuần hoàn của máu tới dạ dày cũng được lưu thông và cải thiện.

cách trị đau bao tử

Hít thở sâu và đều cùng một tâm lý thoải mái giúp các cơn đau bao tử thuyên giảm nhanh chóng

2.3. Cách trị đau bao tử bằng cách bổ sung nhiều nước

Cơ thể thiếu nước khiến cho acid trong dạ dày dễ dàng bị trào ngược lên thực quản  gây nên các cơn thượng vị dữ dội. Để giúp giảm thiểu các cơn đau, bạn cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, ngay lúc khởi phát cơn đau bạn hãy uống 1 cốc nước ấm 200ml. Bạn cũng cần chú ý không nên bổ sung nước dồn dập cùng một lúc sẽ khiến dạ dày bị căng giãn quá mức.

2.4. Giảm đau bao tử bằng gừng

Gừng có tính ấm, tác dụng kháng viêm, gừng thường được sử dụng trong việc giảm các triệu chứng như ợ chua, buồn nôn do đau dạ dày cấp gây ra.

Có thể áp dụng giảm đau dạ dày bằng gừng bằng cách đem rửa sạch, cắt 2 – 3 lát mỏng, thả vào cốc nước 80 – 90 độ C, ngâm khoảng 5 phút, để dễ uống bạn có thể cho thêm 1 thìa mật ong khuấy đều.

2.5. Kiểm soát cơn đau bao tử qua chế độ ăn uống

Ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng, giàu chất xơ là cách giảm đau dạ dày tại nhà đơn giản và hiệu quả. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết chất xơ đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Cơ thể thiếu hụt chất xơ có thể dẫn đến bệnh đau dạ dày. Vì vậy, việc bổ sung chất xơ cho cơ thể rất quan trọng, bạn nên bổ sung các loại rau nhiều chất xơ như rau có màu xanh đậm, các rau họ cải, các loại hạt như hạt bí, hạnh nhân…

Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm lên men, các món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ.

2.6. Chườm ấm giúp giảm cơn đau dạ dày hiệu quả trong chốc lát

Đối với những trường hợp đau dạ dày mức độ nhẹ, âm ỉ bạn có thể giảm đau tạm thời bằng cách chườm ấm bụng. Chườm ấm giúp các mạch máu khu vực thượng vị được giãn ra và giúp giảm tình trạng co bóp của dạ dày, qua đó các cơn đau cũng thuyên giảm theo. Bên cạnh đó, việc chườm ấm còn giúp tăng cường tuần hoàn máu ở dạ dày và đường ruột, giảm đầy hơi, chướng bụng, giúp cho quá trình tiêu hoá dễ dàng hơn…

Bạn có thể thực hiện chườm ấm với các bước như sau:

– Sử dụng một túi chườm,  đổ đầy nước ấm có nhiệt độ dưới 70 độ C;

– Nằm nghỉ ngơi, nhẹ nhàng đặt túi chườm lên vùng thượng vị đang bị đau trong thời gian từ 10 – 20 phút, khi nước nguội dần thì thay bằng nước ấm mới.

– Trong khi chườm ấm, nên kết hợp với hít thở sâu và đều để cơn dạ dày giảm nhanh.

cách trị đau bao tử bằng chườm ấm

Chườm ấm có thể giúp bạn thuyên giảm các cơn đau bao tử gây ra

3. Lưu ý quan trọng cho người bị đau bao tử

Những cách trị đau bao tử kể trên chỉ là phương pháp tạm thời, không thể giúp khỏi bệnh. Để bệnh khỏi dứt điểm, ngăn ngừa tái phát, bạn cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa và thực hiện nội soi dạ dày. Qua đó, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Đau dạ dày/ đau bao tử khiến người bệnh không thể tập trung trong học tập và làm việc. Những cách trị đau bao tử trên sẽ giúp ích cho bạn phần nào. Tuy nhiên, đây là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm, do đó bạn cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa ngay khi phát hiện những nghi ngờ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital