Ăn măng đau dạ dày không? 6 nhóm người không nên ăn măng cần lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI 

Hà Quang Luật

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Măng là một món ăn rất ngon và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên một số người bệnh lại đặt ra câu hỏi ăn măng đau dạ dày không? Vậy thì cùng đi tìm lời giải đáp cho người đau dạ dày về việc ăn măng nhé

1. Ăn măng đau dạ dày không?

Ăn măng rất ngon, tuy nhiên đối với những người đau dạ dày nên hạn chế vì măng chứa nhiều chất độc, sẽ không tốt cho sức khỏe dạ dày với những lí do sau:

– Trong măng chứa các hoạt chất như nước, canxi, tinh bột nhưng với hàm lượng ít và chủ yếu là chứa glucozit. Đây là chất sẽ kích thích tạo ra acid cyanhydric khiến cho dạ dày dễ bị ăn mòn và gây ra thương tổn cho niêm mạc. Khi lượng acid này càng tăng cao, thì bệnh tình sẽ sẽ càng trầm trọng hơn.

– Lượng chất xơ trong măng quá nhiều khiến cho việc tiêu hóa khó khăn hơn. Lúc này nó sẽ tạo áp lên hệ tiêu hóa, dạ dày sẽ phải hoạt động nhiều hơn mới có thể xử lý được chất xơ trong măng.

– Trong măng còn có chứa một số chất gây kích ứng dạ dày. Người đau dạ khi ăn vào có thể gây ra các tình trạng như nôn mửa, tiêu chảy, đầy hơi. Với những người bị viêm loét dạ dày thì khi ăn măng vào sẽ có tình trạng nặng hơn.

– Măng muối chua khi lên men thường có chứa nhiều vi sinh vật. Do đó, khi ăn vào có thể làm cho vết loét dạ dày của bạn càng to và nghiêm trọng hơn.

– Trong 1kg măng có chứa đến khoảng 230 mg axit cyanhydric, đây chính là chất gây hại cho dạ dày.

Trong trường hợp nặng, khi ăn măng còn có thể dẫn tới ngộ độc, nguy hiểm tới cả tính mạng. Do vậy người đau dạ dày không nên ăn măng (cả măng tươi lẫn măng khô). Với người khỏe mạnh bình thường thì vẫn có thể ăn măng, nhưng cũng nên sơ chế và chế biến thật kỹ trước khi ăn. Đồng thời không nên ăn quá nhiều măng trong một bữa để đảm bảo sức khỏe.

Ăn măng đau dạ dày không?

Đối với những người đau dạ dày nên hạn chế vì măng chứa nhiều chất độc, sẽ không tốt cho sức khỏe dạ dày

2. Những đối tượng khác không nên ăn măng

Bên cạnh người bệnh đau dạ dày không được ăn măng. Dưới đây là 6 nhóm người không nên ăn măng cần lưu ý kĩ nhé:

2.1. Phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai không nên ăn măng vì trong măng có chứa độc tố glucozit sau đó sẽ sinh ra acid cyanhydric. Sau khi đi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy bởi tác dụng của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày. Đồng thời lúc này acid cyanhydric bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn.

Nếu acid bị đẩy ra ngoài là khi đó cơ thể không chịu nổi chất độc. Nhiều trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng đi kèm với các dấu hiệu như: nôn, đau bụng, đau đầu… cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

Ăn măng đau dạ dày không?

Nhiều trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng đi kèm với các dấu hiệu như: nôn, đau bụng, đau đầu… cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

2.2. Trẻ ở tuổi dậy thì

Măng chứa một lượng lớn chất khó tiêu hóa là cellulose và axit oxalic. Các chất này khi kết hợp với canxi, sắt và kẽm, chúng sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng. Ăn nhiều măng dẫn đến tình trạng thiếu canxi và gây ra còi xương, thiếu kẽm, chậm phát triển. Do vậy nên trẻ em tuổi dậy thì cần hạn chế.

2.3. Người bị viêm loét dạ dày

Trong măng chứa nhiều chất xơ khó tiêu và một số độc tố ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Vì thế những người mắc bệnh loét dạ dày và tá tràng, viêm dạ dày thì không nên ăn nhiều để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

2.4. Người bị bệnh thận

Măng là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho người bị bệnh thận mạn tính và suy thận.

2.5. Người bị gút

Khi bị bệnh gút người bệnh cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Các loại măng sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể. Điều này sẽ làm cho bệnh gút bị nặng hơn. Vậy nên, người bị bệnh gút tuyệt đối không nên ăn măng.

3. Cách phòng tránh ăn măng gây đau dạ dày

Măng sẽ là món ăn ngon và cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng nếu biết sơ chế và ăn uống đúng cách. Ngược lại, đối với người bình thường, ăn măng không đúng cách còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Từ đó gây ra các tình trạng như ngộ độc, chóng mặt, buồn nôn… Dưới đây là gợi ý cách sơ chế măng an toàn, phòng tránh các nguy cơ ăn măng gây đau dạ dày:

3.1. Luộc măng kỹ và ngâm rửa sạch trước khi chế biến

Không như các loại thực phẩm khác chỉ cần rửa với nước sạch. Đối với măng thì cần phải luộc thật kỹ và rửa sạch với nước để loại bỏ cyanide gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm măng với nước vo gạo hoặc nước vôi trong để loại bỏ hết độc tố.

Ăn măng đau dạ dày không?

Đối với măng thì cần phải luộc thật kỹ và rửa sạch với nước để loại bỏ cyanide gây hại cho cơ thể

3.2. Hạn chế ăn măng chua ngâm

Bởi chúng chứa nhiều độc tố, gây kích thích dịch vị dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày nặng nề hơn. Bệnh nhân đau dạ dày nên kiêng tuyệt đối ăn món măng ngâm này;

3.3. Không nên ăn quá nhiều măng trong một bữa

Cho dù đây là loại thực phẩm ngon, bạn cũng không nên ăn quá nhiều. Lượng chất xơ nếu ăn vừa đủ sẽ khiến dạ dày tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều măng, đồng nghĩa với việc tiêu thụ nhiều chất xơ sẽ khiến dạ dày khó tiêu hơn. Trong trường hợp nghiêm trọng còn gây ra bít tắc ruột.

Bài viết trên đây là giải đáp thắc mắc “ăn măng đau dạ dày không” cho các bạn. Đồng thời một số lưu ý khi ăn măng. Đối với những trường hợp mắc bệnh dạ dày thì không nên ăn măng. Đặc biệt là cần chú ý hơn đến chế độ ăn của mình để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital