Xét nghiệm Pap và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Lê Công Dần

Bác sĩ Xét nghiệm

Xét nghiệm Pap là xét nghiệm tế bào lấy từ cổ tử cung hoặc âm đạo của phụ nữ. Xét nghiệm này được sử dụng để phát hiện tình trạng tiền ung thư, các khối u nhỏ có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Sau đây là những thắc mắc thường gặp của chị em phụ nữ về xét nghiệm Pap:

1. Xét nghiệm Pap được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm Pap là xét nghiệm tế bào lấy từ cổ tử cung hoặc âm đạo của phụ nữ.

Xét nghiệm Pap là xét nghiệm tế bào lấy từ cổ tử cung hoặc âm đạo của phụ nữ.

Xét nghiệm Pap được thực hiện trong quá trình khám phụ khoa ,bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ gọi là mỏ vịt để mở rộng âm đạo sau đó dùng một dung dịch acid acetic loãng để làm hiện rõ vùng bất thường trên bề mặt cổ tử cung. Bác sỹ sẽ lấy một mảnh nhỏ tổ chức tại vị trí nghi ngờ để nghiên cứu dưới kính hiển vi.

2. Xét nghiệm Pap có đau không?

Đây là một thủ thuật đơn giản làm trong 15 phút và không gây đau đớn. Một số người có thể cảm thấy hơi khó chịu một chút.

3. Kết quả xét nghiệm Pap có ý nghĩa gì?

Trước khi xét nghiệm Pap, cần lưu ý không quan hệ tình dục, thụt rửa hay sử dụng kem bội âm đạo trong vòng 48 giờ trước khi làm xét nghiệm.

Trước khi xét nghiệm Pap, cần lưu ý không quan hệ tình dục, thụt rửa hay sử dụng kem bội âm đạo trong vòng 48 giờ trước khi làm xét nghiệm.

Kết quả xét nghiệm Pap bình thường có nghĩa là các tế bào cổ tử cung nhìn bình thường. Ngược lại kết quả xét nghiệm Pap bất thường có nghĩa là các tế bào cổ tử cung có vấn đề.
Đôi khi xét nghiệm Pap có thể phát hiện thấy dấu hiệu của nhiễm trùng nhưng không thể chỉ dựa vào xét nghiệm này để sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường sinh dục. Người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm khác theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trước khi xét nghiệm Pap, cần lưu ý không quan hệ tình dục, thụt rửa hay sử dụng kem bội âm đạo trong vòng 48 giờ trước khi làm xét nghiệm.

4. Người bệnh có nguy cơ mắc bệnh gì nếu kết quả xét nghiệm Pap là bất thường?

Kết quả xét nghiệm Pap có bất thường không có nghĩa là chắc chắn có tế bào ung thư được tìm thấy trong khi xét nghiệm. Vì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả xét nghiệm Pap bất thường, bao gồm nhiễm trùng, viêm nhiễm do quan hệ tình dục,và những thay đổi liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Căn cứ vào tình hình thực tế, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm bổ sung khác.

5. Bao lâu thì nên thực hiện xét nghiệm Pap?

Nên làm xét nghiệm 1 năm 1 lần và thực hiện cho đến khi 70 tuổi. Nếu kết quả xét nghiệm đầu tiên của bạn cho kết quả bình thường, cần nhắc lại 2 năm một lần. Nếu kết quả xét nghiệm bất thường, bác sĩ sẽ cho làm lại xét nghiệm sau 3-6 tháng.

6. Những triệu chứng nào cảnh báo cần thực hiện xét nghiệm Pap?

Khi nghi ngờ có dấu hiệu ung thư cổ tử cung chẳng hạn như tiết dịch âm đạo bất thường, nên đi khám phụ khoa và thực hiện xét nghiệm Pap.

Khi nghi ngờ có dấu hiệu ung thư cổ tử cung chẳng hạn như tiết dịch âm đạo bất thường, nên đi khám phụ khoa và thực hiện xét nghiệm Pap.

Ung thư cổ tử cung hiếm khi gây ra triệu chứng. Do đó khi nghi ngờ có dấu hiệu ung thư cổ tử cung, nên đi khám phụ khoa và thực hiện xét nghiệm Pap.
Khi có khối u hình thành ở cổ tử cung, các triệu chứng thường gặp nhất là chảy máu bất thường. Tiết dịch âm đạo bất thường cũng là một triệu chứng khác của bệnh. Đau là không một dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư cổ tử cung. Cần lưu ý những triệu chứng này không phải là dấu hiệu chắc chắn của ung thư. Để biết chắc chắn, nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa, thực hiện xét nghiệm Pap và các xét nghiệm khác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital