Ung thư phổi giai đoạn 4 là giai đoạn muộn và thời điểm này việc điều trị trở nên phức tạp hơn những giai doạn đầu. Tuy nhiên, ung thư phổi giai đoạn cuối vẫn có nhiều biến chuyển tích cực nếu người bệnh nắm được những nguyên tắc điều trị và có chế độ sinh hoạt lành mạnh. Cùng tìm hiểu những điều cần biết cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4 trong bài viết sau.
Menu xem nhanh:
1. Ung thư phổi ở giai đoạn cuối – Những thông tin cần biết
1.1 Đánh giá chung về bệnh ung thư phổi ở giai đoạn cuối
Khác với các bệnh ung thư khác, ung thư phổi rất khó xác định khi mới khởi phát. Các triệu chứng thường diễn biến âm thầm và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp thông thường. Khối u cũng nằm sâu trong phổi nên việc phát hiện khối u rất khó.
Đa phần bệnh nhân phát hiện bệnh sớm khi đi khám bệnh khác hoặc khám sức khỏe định kỳ. Khi bệnh tiến triển nặng các dấu hiệu mới rõ ràng hơn và đồng thời việc điều trị cũng trở nên thách thức hơn bởi mức độ phức tạp của bệnh.
1.2 Tìm hiểu về bệnh ung thư phổi ở giai đoạn cuối
Bệnh ung thư phổi thường được chia giai đoạn dựa trên kích thước khối u và mức độ xâm lấn của khối u. Ung thư phổi giai đoạn cuối là khi tế bào ác tính đã di căn đến nhiều cơ quan lân cận trong cơ thể như: não, xương, gan… Trong đó ung thư phổi giai đoạn 4 được chia thành 2 giai đoạn:
– Giai đoạn IVA:
+ Ung thư ở cả hai phổi
+ Ung thư trong màng phổi hoặc màng ngoài tim
+ Tràn dịch màng phổi hoặc tim
+ Ung thư lan đến hạch bạch huyết hoặc các cơ quan như: xương, gan, não…
– Giai đoạn IVB: Ung thư lan đến nhiều cơ quan hoặc vị trí khác nhau trên cơ thể.
2. Ung thư phổi ở giai đoạn cuối và những triệu chứng điển hình
Ung thư phổi trong giai đoạn cuối di căn đến nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể khiến cơ thể có những ảnh hưởng nhất định. Bệnh nhân phải chịu nhiều cơn đau dai dẳng hoặc quặn thắt. Mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng khác nhau, trong đó những triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm:
– Tích tụ chất lỏng ở xung quanh phổi: Do chất lỏng tích tụ ở không gian quanh phổi lâu ngày tràn vào phổi. Bác sĩ cần hút dịch ra hoặc chọc dò màng phổi để bệnh nhân dễ thở hơn.
– Khó thở, ngạt thở: Một số trường hợp bệnh nhân ung thư phổi cần thở oxy.
– Tắc nghẽn, chảy máu từ đường thở: Khối u lan rộng khiến đường thở bị tắc và có thể chảy máu.
– Các triệu chứng khi di căn đến não: đau đầu, co giật, suy nhược, giọng nói bị ảnh hưởng…
– Ho kéo dài: Ho có thể do khối u phát triển ở đường thở hoặc chất lỏng khó trào ra ngoài.
– Mệt mỏi, cơ thể yếu, sụt cân: Mệt mỏi và sụt cân là một trong số các biểu hiện suy mòn của ung thư phổi ở giai đoạn cuối.
– Đau nhức cơ thể, đặc biệt là xương ngực và cột sống; người bệnh có thể phải sử dụng đến thuốc giảm đau hoặc xạ trị.
3. Tiên lượng bệnh ung thư phổi ở giai đoạn cuối
Hầu hết bệnh nhân ung thư phổi phát hiện ra bệnh ở giai đoạn muộn khiến người bệnh hoang mang và lo lắng về thời gian còn lại. Để xác định được thời gian sống của người bệnh cần dựa trên 3 yếu tố: giai đoạn bệnh, phác đồ điều trị và sức khỏe của người bệnh.
Tuy ở giai đoạn cuối, tỉ lệ sống của người bệnh không cao như ở giai đoạn đầu, nhưng mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng và tiên lượng khác nhau.
Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ, bệnh nhân có cơ hội sống thêm lâu hơn các tình trạng khác, đặc biệt là khi chưa di căn xa.
Đối với các trường hợp sống trên 5 năm cần xem xét nhiều yếu tố liên quan như:
– Ung thư phổi có tế bào nhỏ hay ung thư phổi không tế bào nhỏ?
– Ung thư phổi có ở giai đoạn khu trú hay không?
– Ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết lân cận chưa?
– Ung thư đã di căn đến các cơ quan nào?
– Người bệnh có hợp thuốc, hợp phương pháp và đáp ứng việc điều trị hay không?
– Tình trạng sức khỏe và tinh thần của người bệnh thế nào?
Tóm lại, để nắm bắt được tiên lượng sống của người bệnh ung thư phổi trong giai đoạn cuối cần thực hiện thăm khám và tư vấn phác đồ của bác sĩ điều trị. Nếu lựa chọn được phác đồ phù hợp và giữ được tinh thần lạc quan, người bệnh có thể duy trì sự sống một cách tích cực.
4. Ung thư phổi ở giai đoạn cuối và phương hướng điều trị
Khi bệnh ung thư phổi bước vào giai đoạn IV, việc điều trị sẽ chuyển sang các phương pháp hỗ trợ nhằm:
– Ngăn chặn và làm giảm các triệu chứng bệnh
– Loại bỏ các tế bào ác tính nguy hiểm
– Nâng cao chất và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc kìm hãm tế bào ung thư phổi nhằm giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân, tuy nhiên thuốc sẽ không chữa khỏi hoàn toàn được bệnh.
Người bệnh nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để được xây dựng phác đồ chuyên biệt theo tình trạng bệnh, kết hợp điểm mạnh của nhiều phương pháp điều trị để có được hiệu quả tốt nhất.
Đặc biệt, để phòng ngừa nguy cơ ung thư phổi, nhiều bệnh nhân nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá, tránh tiếp xúc trực tiếp với khí radon, tránh hút thuốc lá thụ động hoặc tránh nơi môi trường bị ô nhiễm…
Các bác sĩ khuyến cáo mỗi người nên xây dựng lối sống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ hình thành ung thư phổi:
– Rèn luyện sức khỏe bằng việc tập luyện thể dục mỗi ngày.
– Chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với sức khỏe và khẩu vị của bệnh nhân.
– Nạp nhiều vitamin, trái cây tươi và rau củ tươi để tăng sức đề kháng
– Khám sức khỏe để phòng chống nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư phổi.
Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, người bệnh cần nắm được để có được cái nhìn khách quan từ đó phối hợp với bác sĩ điều trị để có được hiệu quả tốt.