Theo thống kê, có khoảng 40% bệnh nhân ung thư phổi khó phát hiện ra bệnh cho đến giai đoạn cuối. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của y học hiện đại có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả, chữa bệnh ung thư phổi với tỉ lệ thành công cao nếu được phát hiện sớm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các phương pháp này thông qua bài viết sau.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư phổi
Ung thư phổi thường khó phát hiện khi khởi phát và thường rõ ràng nhất khi bệnh ở giai đoạn 3, giai đoạn 4. Bệnh hình thành khi tế bào ung thư xâm lấn phổi và “nhăm nhe” xâm lấn đến cả những cơ quan khác của cơ thể như não, xương…
Những triệu chứng của ung thư phổi điển hình giúp người bệnh sàng lọc sớm bao gồm:
– Khó nuốt, họng đau, chán ăn
– Ho, khó thở, khàn tiếng, giọng nói biến đổi
– Đau thắt ngực, đau cánh tay, đau vai, mặt có thể phù nề
– Mệt mỏi, cơ thể thiếu sức sống, chân tay uể oải, suy kiệt…
Mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng ung thư phổi khác nhau, tuy nhiên ở mỗi giai đoạn bệnh các biểu hiện đa số tương đồng. Điều quan trọng nhất là người bệnh phát hiện sớm để kịp thời điều trị bệnh từ sớm.
2. Tiên lượng và cách chữa bệnh ung thư phổi
2.1 Tiên lượng của bệnh ung thư phổi – Có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Đối với bất kì bệnh ung thư nào đều khó phát hiện khi ở giai đoạn đầu bởi khối u kích thước nhỏ thường chưa có nhiều triệu chứng. Tuy nhiên đây lại là thời điểm “vàng” để điều trị khỏi bệnh với chi phí điều trị thấp và bảo toàn chức năng cơ thể cho người bệnh.
Trường hợp khi ung thư di căn ra ngoài phổi có thể dẫn tới những triệu chứng trở nên rõ ràng nhưng ở những giai đoạn muộn thì tỉ lệ điều trị bệnh thành công thường thấp hơn rất nhiều. Người bệnh cũng khó có thể kiếm soát bệnh mà thông qua y học hiện đại với những phương pháp điều trị để ngăn ngừa biến chứng, kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh ung thư phổi, trong đó tiêu biểu có:
– Sức khỏe nền: Nếu người bệnh có sức khỏe tốt thì sẽ đáp ứng điều trị tốt hơn.
– Tuổi tác: Người tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh càng cao tuy nhiên khả năng sống cũng kém hơn người trẻ tuổi.
– Giới tính: Nữ giới thường có thời gian sống cao hơn đa số nam giới.
– Đáp ứng với điều trị: Nếu đáp ứng điều trị tốt sẽ có thời gian sống lâu hơn.
Tỉ lệ sống sau 5 năm của bệnh tương đối thấp . Tuy nhiên thay vì lo lắng xem thời gian sống còn lại bao lâu, người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ và sống lành mạnh, lạc quan hơn để cải thiện chất lượng sống.
2.2 Các phương pháp chữa bệnh ung thư phổi thế nào?
Phương pháp điều trị ung thư phổi thường phụ thuộc vào vị trí và mức độ lây lan của ung thư và đánh giá sức khỏe tổng quan của người bệnh. Những phương pháp điều trị bệnh hiện nay gồm có:
– Hóa trị: Thuốc là phương pháp có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp nhằm bổ trợ với các phương pháp khác. Tuy nhiên chúng thường không được dùng trong điều trị ung thư phổi di căn đến não.
– Xạ trị: Phương pháp này có thể sử dụng để thu nhỏ kích thước của khối và giảm các triệu chứng liên quan đến ung thư phổi.
– Liệu pháp miễn dịch: Dùng những loại thuốc được gọi là chất để ức chế kích hoạt hệ thống miễn dịch để chúng tập trung tấn công các tế bào ung thư phổi, từ đó tiêu diệt chúng.
3. Hướng dẫn người thân chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi
3.1 Hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc giảm nhẹ những triệu chứng và tác dụng phụ trong điều trị
Điều này có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong điều trị bệnh bởi bệnh nhân ung thư không chỉ phải chịu nỗi đau thể xác, tinh thần mà còn cần vững vàng, nghiêm ngặt trong điều trị.
Việc người bệnh đau đớn là khó tránh, đặc biệt là đối với những bệnh nhân hóa – xạ trị đồng thời. Người thân cần chủ động tham khảo bác sĩ để giải tỏa cơn đau, khó thở đồng thời giúp người bệnh tập luyện nhẹ nhàng và giữ tinh thần thoải mái.
Ngoài ra cũng nên bổ sung những thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp giảm mệt mỏi, nâng cao thể trạng và giảm tác dụng phụ không mong muốn trong điều trị. Điều này có thể giúp người bệnh hô hấp, hoạt động tốt hơn.
3.2 Hướng dẫn bệnh nhân và người thân chăm sóc về dinh dưỡng
Xây dựng một thực đơn và chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng để giúp bệnh nhân tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên đồng thời nâng cao thể trạng.
Bổ sung những hoạt chất có lợi trong điều trị ung thư bởi chế độ dinh dưỡng có vai trò rất lớn trong hỗ trợ điều trị bệnh. Đồng thời nên chế biến những bữa ăn hợp khẩu vị cho người bệnh, tham khảo bác sĩ để kiêng và ăn uống hợp lý.
Những nhóm chất thiết yếu cho cơ thể trong quá trình điều trị bao gồm: protein, chất béo, tinh bột, khoáng chất, chất xơ, vitamin, nước…
3.3 Hướng dẫn bệnh nhân và người thân chăm sóc sức khỏe tinh thần
Giúp bệnh nhân có một tinh thần thoải mái vững vàng trong quá trình điều trị, đặc biệt nên ở bên chia sẻ, động viên và lắng nghe bệnh nhân để cùng vượt qua bệnh tật.
Đồng thời, người nhà cũng nên chú ý về sức khỏe tinh thần cho bệnh nhân, đối với những bệnh nhân có tiền sử trầm cảm hay bệnh về thần kinh thì cần đưa bệnh nhân tiếp xúc với bác sĩ tâm lí hoặc điều trị sớm cho bệnh nhân để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Bên cạnh đó, người nhà cũng tránh gây áp lực, tránh tiêu cực không đáng có cho bệnh nhân để có thể có tinh thần thoải mái điều trị bệnh. Hướng bệnh nhân đến các cộng đồng người bệnh ung thư để bệnh nhân tìm được sự lạc quan và tinh thần tiếp tục chiến đấu.