Trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Khoai lang là một thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cũng như cơ thể. Nhưng nhiều người lại băn khoăn rằng trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không? Vậy thì cũng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây để biết rõ câu trả lời nhé.

1. Bị trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không?

Câu trả lời là có thể ăn được. Bởi khoai lang không những tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho người bị trào ngược dạ dày.

Đối với những người mắc bệnh trào ngược dạ dày, thường xuyên bổ sung khoai lang với lượng hợp lý sẽ hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh nhờ các thành phần dinh dưỡng có trong loại củ này.

– Vitamin A: Giúp kháng viêm tốt, cải thiện khả năng miễn dịch, phòng chống ung thư, thúc đẩy làm lành các tổn thương trong dạ dày, thực quản do tình trạng trào ngược axit gây ra.

– Vitamin C: Thành phần này trong khoai lang giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự xâm nhập của axit, vi khuẩn và các gốc tự do. Bên cạnh đó cũng giúp làm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, làm nhanh chóng làm lành tổn thương.

– Manga: Thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất dinh dưỡng ở trong cơ thể

– Vitamin B6: Đây là loại vitamin đóng vai trò chuyển đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành năng lượng hằng ngày của người bệnh.

– Vitamin E: Đây là chất vitamin giúp xoa dịu tổn thương trong dạ dày, đồng thời nhanh làm lành các vết loét do axit ăn mòn.

– Protein: Giúp kích thích tái tạo tế bào mới thay thế hoàn toàn những tế bào bị tổn thương trong dạ dày

– Chất xơ và tinh bột: Giúp thấm hút và đồng thời đào thải bớt axit dư thừa. Bên cạnh đó, chất xơ còn giúp nhuận tràng, kích thích hoạt động của tiêu hóa, ngăn ngừa chứng táo bón, ăn không tiêu ở người bị trào ngược dạ dày.

Trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không?

Bệnh trào ngược dạ dày, thường xuyên bổ sung khoai lang với lượng hợp lý sẽ hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh rất tốt nhờ các thành phần dinh dưỡng có trong loại củ này

2. Các món ăn khoai lang cho người bị trào ngược dạ dày

Khoai lang có thể chế biến được theo nhiều cách khác nhau như hấp, luộc hay nấu súp đường rất phù hợp với tình trạng trào ngược dạ dày hơn cả. Cùng tìm hiểu các chế biến dưới đây để có thể áp dụng cho người bệnh nhé

2.1. Khoai lang hấp, luộc

Đây là món ăn khá đơn giản mà lại hỗ trợ tốt cho người bị trào ngược. Cách làm như sau: Đem khoai rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng khúc ngắn rồi mang đi hấp hoặc để nguyên cả vỏ rồi đem đi luộc đến khi chín. Làm như vậy sẽ giữ nguyên được chất dinh dưỡng cũng như vị ngọt tự nhiên có từ khoai lang.

Ăn khoai lang sẽ nhanh chóng giúp thúc đẩy tiêu hóa, ổn định hoạt động của dạ dày, đồng thời cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

2.2. Món súp khoai lang

Đây cũng là một trong những món ăn dễ chế biến từ khoai lang tốt cho người bị trào ngược dạ dày.

Nguyên liệu: Khoai lang, nước hầm từ xương gà, hành tây, bơ, tỏi băm, ngò, bột thì là và một số gia vị khác.

Cách chế biến:

– Rửa sạch hành tây, bóc vỏ và thái hạt lựu. Khoai lang cũng làm tương tự rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành những miếng vuông sao cho vừa ăn.

– Bỏ bơ cùng hành tây, tỏi vào nồi xào thơm

– Sau đó đổ nước hầm xương gà cùng với khoai lang vào

– Đun đến khi khoai lang chín thì thêm chút bột thì là và gia vị vào cho vừa khẩu vị

– Múc súp ra chén, rắc ngò và hành lá lên trên và thưởng thức

Trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không?

Súp khoai lang là một trong những món ăn dễ chế biến từ khoai lang và rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày.

2.3. Món khoai lang hầm sườn non

Đây là một món ăn dinh dưỡng tốt cho xương khớp cũng như dạ dày.

Chuẩn bị: khoai lang, sườn non, hành ngò và một số gia vị cần thiết

Cách chế biến:

– Rửa sạch khoai, gọt vỏ và cắt khoai thành những miếng vừa ăn

– Sườn non rửa sạch

– Phi 1 muỗng hành băm nhỏ tới khi thơm. Tiếp đến đổ lượng nước vừa đủ ăn vào nấu sôi

– Thêm sườn non vào nấu khoảng 10 phút rồi tiếp tục cho thêm khoai vào đun đến khi khoai chín mềm

– Thêm chút nước mắm, hạt nêm, muối, tiêu, ngò và hành lá thái nhuyễn để vị ngon hơn

– Múc ra bát ăn như một món canh thông thường.

Trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không?

Khoai lang hầm sườn non là một món ăn dinh dưỡng rất tốt cho xương khớp cũng như dạ dày

3. Lưu ý dành cho người bị trào ngược khi ăn khoai lang?

3.1. Khoai lang chỉ giúp hỗ trợ chứ không thay thế thuốc điều trị bệnh

Người bệnh cần lưu ý là khoai lang chỉ góp phần giúp hỗ trợ bệnh tốt hơn chứ không thay thế thuốc chữa bệnh. Do vậy người bệnh cũng nên thăm khám để được chẩn đoán cũng như có phác đồ điều trị phù hợp nhằm đẩy lùi bệnh hiệu quả. Đồng thời nhận được sự tư vấn cụ thể của các bác sĩ, tránh ăn không đúng cách lại gây hiệu quả ngược cho người bệnh.

3.2. Một số trường hợp không nên ăn khoai lang

Những người bị trào ngược dạ dày kèm theo các vấn đề sau thì không nên ăn khoai lang:

– Bệnh thận: Người mắc bệnh về thận không nên ăn khoai lang bởi trong khoai lang có chứa kali. Nếu người bệnh tiêu thụ quá nhiều sẽ làm dư thừa kali trong cơ thể gây rối loạn nhịp tim, chuột rút, đau mỏi cơ, buồn nôn.

– Đầy hơi: Khoai lang kích thích sản sinh khí đường ruột khiến tình trạng đầy hơi trở nên trầm trọng. Bởi vậy, người bị trào ngược dạ dày đang bị đầy hơi thì không nên ăn khoai lang.

– Dị ứng: Một số trường hợp bị dị ứng với khoai lang thì không nên ăn để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn.

3.3. Ăn một lượng vừa phải

Theo các chuyên gia, khuyến khích nên ăn với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều khoai lang bởi sẽ kích thích sản xuất khí Carbon dioxide và gây áp lực lên dạ dày.

3.4. Không nên ăn khoai lang sống

Người bị trào ngược dạ dày tuyệt đối không được ăn khoai lang sống bởi nó sẽ gây khó tiêu và tăng áp lực cho dạ dày. Bên cạnh đó, enzym trong khoai lang sống còn gây ra tình trạng buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ hơi.

Trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không?

Trào ngược không nên ăn khoai lang sống bởi nó sẽ gây khó tiêu và tăng áp lực cho dạ dày.

3.5. Tuyệt đối không ăn khoai lang khi đói bụng

Người bị trào ngược dạ dày ăn khoai lang khi đói bụng rất dễ bị tăng đường huyết, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm lành vết thương tại niêm mạc dạ dày và tuần hoàn máu của cơ thể. Bên cạnh đó ăn khoai lang khi đói còn gây tăng tiết axit dạ dày trở nên nghiêm trọng.

3.5. Trước khi đi ngủ không nên ăn khoai lang

Đối với người bị trào ngược dạ dày không nên ăn khoai lang vào lúc sắp đi ngủ. Bởi nó khiến người bệnh bị đầy bụng, khó tiêu và khó ngủ. Thời điểm tốt nhất để ăn khoai lang đó chính là vào bữa sáng hoặc bữa phụ.

Vậy thì câu hỏi trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không? đã được giải đáp ở trên. Khoai lang rất tốt cho người bị trào ngược, tuy nhiên người bệnh cần lưu ý một số điều khi ăn khoai lang để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital