Top 5 cách chữa đau bao tử hiệu quả ngay tại nhà

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Có nhiều cách chữa đau bao tử tại nhà bao gồm chườm ấm, massage bụng hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống với các phương pháp dân gian thích hợp. 

1. Hướng dẫn cách chữa đau bao tử tại nhà

Đau bụng trên thượng vị là tình trạng phổ biến, thường sẽ tự hết sau vài tiếng hoặc vài ngày. Có nhiều cách giảm đau bụng, khó chịu khi bị đau dạ dày như sau:

1.1 Cách chữa đau bao tử bằng xoa bụng

Xoa bụng đi đau dạ dày là phương pháp bạn có thể thực hiện tại nhà. Xoa bóp đúng cách làm dịu các cơn co thắt dạ dày hiệu quả.

– Xoa nóng 2 bàn tay, có thể sử dụng thêm vài giọt dầu nóng.

– Áp 2 tay vào bụng và xoa từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. 

Chỉ nên xoa bụng sau ăn 1 giờ trở đi, tránh xoa bụng ngay sau khi ăn sẽ khiến dạ dày đau hơn. Mỗi lần xoa bụng giới hạn khoảng 10-15 phút là đủ. 

có nhiều cách chữa đau bao tử khác nhau

Có nhiều cách chữa đau dạ dày khác nhau

1.2 Chườm ấm

Nếu đau dạ dày ở mức nhẹ, chườm ấm sẽ là phương pháp đơn giản mà hiệu quả giúp giảm đau tức thì. Nhờ hơi ấm, các mạch máu ở thượng vị được thư giãn, giảm co bóp gây đau dạ dày. Ngoài ra chườm ấm còn thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Khi đau dạ dày, bạn có thể chườm ấm bụng 10-20 phút với nhiệt độ khoảng 50 độ C. 

1.3 Hít thở đều

Một cách chữa đau bao tử hiệu quả mà ít người biết là hít thở đều. Cách này rất tốt cho những người bị đau dạ dày do stress, căng thẳng quá mức vì giúp bình ổn tâm trạng, giảm cơn đau quặn bụng. Hít thở sâu giúp cho dạ dày giảm tiết dịch vị và giải phóng ra Endorphins – Chất dẫn truyền thần kinh giảm đau tự nhiên. Nên tập hít thở mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 3-4 nhịp để giảm đau hiệu quả. 

1.4 Không nằm

Nhiều người có thói quen nằm ngay khi xuất hiện các biểu hiện đau dạ dày, tuy nhiên đây không phải hành động nên làm. Khi nằm, axit dạ dày dễ di chuyển lên gây ợ chua, Nếu đang đau bụng, bạn nên ngồi nghỉ. Không nên nằm hoặc đi ngủ trong ít nhất vài tiếng trước khi hết đau. 

1.5 Không ăn thức ăn khó tiêu

Thực phẩm khó tiêu như đồ ăn giàu tính axit, nhiều giàu mỡ, có thành phần lúa mì, đồ ăn cay nóng làm tình trạng đau dạ dày tệ hơn. Nếu bụng đang khó chịu thì bạn nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm này. Thay vào đó nên ăn trái cây, rau củ quả tươi để làm dịu dạ dày. 

Đồng thời uống nhiều nước để giảm chứng ợ nóng. Lượng nước khuyến nghị đối với người trưởng thành là từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày. 

cách chữa đau bao tử

Ăn uống khoa học tránh đau dạ dày

2. Cách chữa đau bao tử nhờ phương pháp dân gian

2.1 Cách giảm đau bao tử với nước dừa tươi

Nước dừa chứa một lượng lớn kali và magie giúp thanh nhiệt, giảm các cơn đau co thắt dạ dày. Nước dừa là một thức uống giải khát cực kỳ bổ dưỡng, đặc biệt giúp cải thiện nhiều vấn đề về đường tiêu hóa. 

Nước dừa như một thức uống điện giải chứa hàm lượng acid, calo và đường tự nhiên, giúp tăng khả năng kháng viêm, thúc đẩy trao đổi chất của cơ thể. Tuy nhiên  không nên lạm dụng nước dừa. Mỗi ngày chỉ cần 1 trái và đủ vì uống nhiều nước dừa gây ra tác dụng phụ là lạnh bụng, khó tiêu.

cách chữa đau bao tử với nước dừa

Nước dừa giảm đau bao tử

2.2 Cách chữa đau bao tử bằng gừng

Gừng có tính ấm, kháng viêm và có lợi cho sức khỏe. Gừng thường được dùng nhiều trong việc làm giảm các triệu chứng như ợ chua, buồn nôn khi bị đau dạ dày. Bạn có thể ăn gừng tươi để làm giảm các cơn đau, hoặc cắt thành lát mỏng ngâm nước sôi, thêm mật ong nếu muốn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng gừng với một liều lượng vừa phải. Dùng quá nhiều gừng gây ra các phản ứng phụ như đầy hơi, ợ chua, khó tiêu. 

3. Cách chữa đau bao tử bằng chế độ ăn

Ngoài các cách chữa đau bao tử như trên, người bệnh cần lựa chọn các món ăn dễ tiêu trong thực đơn hàng ngày. Lựa chọn các món ăn có khả năng bảo vệ dạ dày. Các loại cháo rất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu, ngoài ra còn có các loại nước ép có khả năng giảm viêm, giảm cơn đau dạ dày hiệu quả. 

Một trong những chế độ ăn tốt cho người đau dạ dày là BRAT. Đây là chế độ ăn kiêng có lợi cho người đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, ốm nghén… BRAT gồm các thực phẩm nhạt (không muối và gia vị), ít chất xơ, dễ tiêu hóa. Các thực phẩm chính gồm cơm, chuối, táo, bánh mì, ngoài ra còn khoai tây, cà rốt luộc, bánh quy mặn, thịt gà, sữa chua. Chế độ ăn BRAT hỗ trợ trị đau dạ dày, tuy nhiên không nên áp dụng thời gian dài vì dễ khiến cơ thể thiếu chất như protein, calories và các loại vitamin. Chỉ nên thực hiện chế độ BRAT trong 1-2 ngày, sau đó quay lại cách ăn uống thông thường với đầy đủ chất, đặc biệt là rau củ và trái cây. 

3. Cách chữa đau dạ dày bằng thuốc Tây y

Khi các phương pháp trên không phát huy hiệu quả thì người bị đau dạ dày cần tới các phương pháp Tây y. Thuốc cũng là biện pháp giảm đau dạ dày nhanh và hiệu quả nhất. Thuốc giảm bài tiết acid thường được kê đơn cho hầu hết người bị dạ dày. 

Thuốc có tác dụng nhanh, giảm cảm giác đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua. Tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc dạ dày vì không tránh khỏi tác dụng phụ. Một trong những tác dụng phụ người bệnh có thể gặp là viêm teo thành dạ dày, táo bón, tiêu chảy. Người bệnh sử dụng thuốc cần sự tư vấn của bác sĩ điều trị. 

Những cách chữa đau dạ dày thông thường chỉ phù hợp với những trường hợp đau nhẹ và vừa. Ở mức độ nặng hơn thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được xử lý đúng cách, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đặc biệt là một số triệu chứng như: Đau dữ dội, đổ mồ hôi, tức ngực, khó thở, nôn ra máu, phân đen, khó tiêu, chán ăn hoặc sút cân nhiều… 

Người bệnh nên đến khám ở bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để có cách chữa đau bao tử tốt nhất. Để được đặt lịch và tư vấn khám chữa các vấn đề về tiêu hóa tại Thu Cúc TCI, vui lòng liên hệ tới hotline hoặc đặt lịch trực tuyến qua website.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital