Siêu âm tuyến giáp và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ

 Siêu âm tuyến giáp là bước chẩn đoán hình ảnh quan trọng trong phát hiện những bất thường tại tuyến giáp. Đây là phương pháp chẩn đoán an toàn, không xâm lấn, không gây đau đớn, chi phí hợp lý nên được thực hiện rất phổ biến.

1. Siêu âm tuyến giáp là gì? Mục đích của siêu âm?

1.1. Siêu âm tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là tuyến hình cánh bướm nằm ở vùng cổ, trước sụn giáp và gồm nhiều nang giáp. Đây là tuyến nội tiết quan trọng có chức năng tổng hợp, bài tiết hoóc môn điều hòa sự phát triển và hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, khi chức năng tuyến giáp suy giảm sẽ dễ đẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau.

Siêu âm tuyến giáp được thực hiện nhanh chóng bằng cách sử dụng đầu dò để tạo ra hình ảnh mô phỏng bên trong tuyến giáp qua các sóng âm. Trước đó, vùng cổ sẽ được bôi một loại gel để đảm bảo vùng da được tiếp xúc an toàn và đầu dò di chuyển dễ dàng. Đầu dò siêu âm được bác sĩ di chuyển theo nhiều hướng tuyến giáp để quan sát hình ảnh kĩ hơn. Sau khi siêu âm, loại gel được lau sạch và không gây bất kì tác dụng phụ nào.

<yoastmark class=

2. Mục đích của siêu âm tuyến giáp?

Như đã nói ở trên, đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông dụng được thực hiện nhằm một số mục đích như:

– Chẩn đoán bát thường tại tuyến giáp khi khám lâm sàng vùng đầu cổ xuất hiện nghi ngờ, nhất là khi hạch sưng to, khối u cứng xuất hiện.

– Kiểm tra bệnh suy giáp, cường giáp.

– Khi tuyến giáp bị sưng, phù, đau thì siêu âm cũng sẽ được chỉ định để phát hiện tình trạng bệnh.

– Giúp quá trình sinh thiết tuyến giáp hoặc các mô xung quanh, có gí trị trong chẩn đoán sớm ung thư tuyến giáp.

Kết quả của siêu âm tuyến giáp có thể cho biết vị trí, số lượng khối u, khối u đặc hay chứa dịch… Trường hợp có biểu hiện nghi ngờ, nhất là khi có liên quan đến dấu hiệu ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các phương pháp xét nghiệm khác.

2. Ưu điểm và hạn chế của siêu âm tuyến giáp

2.1. Ưu điểm

Siêu âm giúp phát hiện ra và xác định đúng vị trí các nốt u tuyến giáp kích thước nhỏ, không thể sờ, nắn thấy với các lợi thế bao gồm:

– Là một kỹ thuật không xâm lấn (không can thiệp mổ, không dùng kim tiêm hay thuốc tiêm), đảm bảo tính an toàn và không sử dụng bức xạ.

– Cho hình ảnh rõ nét về các mô mềm mà trước đó không hiển thị rõ trên hình ảnh Xquang.

– Cung cấp hình ảnh ở thời gian thực. Đặc biệt, siêu âm là công cụ đắc lực trong việc hướng dẫn các thủ thuật điều trị xâm lấn tối thiểu như đốt sóng cao tần, sinh thiết bằng kim nhỏ hay chọc hút tế bào,..

Hình ảnh tuyến giáp trên siêu âm

Siêu âm cho hình ảnh rõ nét, xác định đúng vị trí, kích thước vùng theo dõi.

2.2. Hạn chế

Bên cạnh những lợi thế kể trên thì kỹ thuật này cũng có mặt hạn chế trong việc đánh giá, phân biệt các nốt hay khối u ở tuyến giáp là lành tính hay ác tính. Khi ấy, bác sĩ sẽ cần tiến hành thêm sinh thiết bằng kim nhỏ mới có thể tiếp tục thực hiện các chỉ định tiếp theo. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể sẽ được theo dõi và chỉ định siêu âm  nhiều lần trong vài tháng.

Một hạn chế tiếp theo là siêu âm không thể xác định chức năng tuyến giáp đang hoạt động ở tình trạng như thế nào: kém, bình thường hay đang hoạt động quá mức. Để xác định điều này, bác sĩ cần yêu cầu xét nghiệm định lượng hormone tuyến giáp hoặc chỉ định xét nghiệm hấp thu iod phóng xạ.

3. Những trường hợp nào cần chủ động thực hiện siêu âm?

Việc siêu âm tầm soát bệnh lý định kỳ nên được chú trọng và thực hiện ở các đối tượng có nguy cơ cao sau đây:

– Người sau độ tuổi 30 nhất là ở phụ nữ.

– Người đang thực hiện chế độ ăn uống “nghèo nàn” i-ốt.

– Người bị khàn tiếng, hay đau họng, thay đổi giọng nói một cách đột ngột.

– Người có tiền sử người thân trong gia đình mắc các bệnh về tuyến giáp.

– Người có những dấu hiệu nghi ngờ về ung thư tuyến giáp như xuất hiện hạch/u ở cổ, khó nuốt, khó ăn, khó thở,…

– Người bị phơi nhiễm các loại chất phóng xạ, chất độc hóa chất ở mức cao.

Đối tượng cần chủ động thực hiện siêu âm

Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh tuyến giáp hơn ở nam giới.

Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động siêu âm tuyến giáp khi cơ thể có các biểu hiện cụ thể sau:

– Ngón tay run rẩy, hay bị căng thẳng,… 

– Khả năng tập trung kém, gặp tình trạng rối loạn tri giác.

– Rối loạn kinh nguyệt.

– Tăng cân hoặc sụt cân không chủ đích, không rõ nguyên nhân.

– Cholesterol cao trong máu.

– Cơ thể phù nề.

– Nhịp tim tăng nhanh, hay bị hồi hộp.

– Đau nhức cơ.

– Khả năng chịu nóng kém hoặc chịu lạnh kém.

Trên đây là những thông tin chung về siêu âm tuyến giáp và những điều liên quan cần biết. Trong trường hợp có các bệnh lý tuyến giáp hoặc nhu cầu tầm soát bệnh lý tuyến giáp, bạn nên chủ động thực hiện siêu âm định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital